TheăngtốcđàotạonhânlựcCNTTđểtheokịpcáchmạngcôngnghiệkeo nha cai.5o Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực CNTT của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của tiến trình hội nhập.
Đối với ngành giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế-xã hội, các trường đã nhận thức được vai trò then chốt của CNTT trong quá trình quản trị, quản lý cũng như kiến thức và kỹ năng về CNTT của lao động sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Chính vì vậy, đa số các trường đại học ở Việt Nam đã và đang tăng tốc phát triển theo chiều rộng và chiều sâu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Vấn đề là làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực này một cách có hiệu quả, chất lượng để đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Đó cũng chính là bài toán đang đặt ra cho các trường đại học hiện nay.
Theo GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, Hiệu trưởng Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, để đáp ứng được yêu cầu mới, trước tiên các trường phải kiện toàn đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy.
Cụ thể, tại Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, nhà trường đã quy tụ được nhiều thế hệ giảng viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này là những tiến sĩ, thạc sĩ trẻ, năng động, tràn đầy tâm huyết được đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nước như Nhật Bản, Nga, Đức, Ấn Độ.
Tiếp đến, phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng cập nhật và ứng dụng thực tiễn cao vừa bảo đảm giảm thiểu khối kiến thức hàn lâm và tập trung nhiều vào kiến thức ứng dụng thực tế.