Lấy nhân vật Spider-man làm đề bài,ĐềToánngườinhệnleolênBitexcokhiếnhọcsinhthíchthúty so cup c1 giáo viên yêu cầu học sinh tính chiều cao tòa nhà cao nhất TP HCM qua cách hỏi hài hước, vui nhộn.
Được chia sẻ trên trang cá nhân của thầy giáo Lê Đức Thuận, trường Amsterdam Hà Nội, ảnh chụp đề thi học kỳ 2 năm học 2013 -2014 của trường THCS Tân Phú, TP HCM gây thích thú. Nội dung yêu cầu học sinh tính chiều cao tòa nhà Bitexco.
Đề thi Toán lớp 8 của trường THCS Tân Phú. Ảnh FB Lê Đức Thuận. |
Cụ thể ở câu hỏi số 3 như sau:
"Trong bộ phim Spider-man, người nhện Peter Parker đã chứng tỏ một tốc độ leo tường đáng nể. Tòa nhà Bitexco Financial với hình tượng búp hoa sen là tòa nhà cao nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, một lần "Spider-man" đã leo thẳng đứng từ mặt đất lên đỉnh của tòa nhà Bitexco Financial với vận tốc trung bình 15m/giây. Lúc quay trở xuống, với sức hút của trái đất, "Spider-man" đã di chuyển nhanh hơn vận tốc lúc leo lên là 20m/giây. Do vậy thời gian quay trở xuống ít hơn thời gian lúc lên là 10 giây. Em hãy tính chiều cao của tòa nhà Bitexco Financial là bao nhiêu mét?".
Đề thi được nhận định là thú vị, tình huống đưa ra vui nhộn, hài hước giảm căng thẳng cho học sinh khi làm bài.
Chia sẻ thêm trên trang FB thầy Đức Thuận nói: "Đã đi dạy Toán được hơn 10 năm, khi đọc đề này mình vẫn bị sốc cực nặng bởi cảm được tình yêu vô bờ bến mà các thầy cô quận Tân Phú dành cho học trò. Chỉ có tình yêu học trò lớn lao mới đủ động lực để các thầy cô nghĩ ra một đề bài "đậm chất teen" như thế. Thông điệp ngầm bên trong: Tất cả vì học sinh thân yêu".
Theo thầy Thuận, toàn bộ đề thi đảm bảo kiến thức trọng tâm chương trình, mức độ khó phù hợp với phần đa học sinh. Bài toán về Spider-man cũng không phải là bài toán khó giải. Cái thú vị chính là "khoác" cho bài toán gốc cái áo "hiện đại" là tình huống của bộ phim ăn khách được teens yêu thích, thầy tán dương.
Thầy Thuận cũng cho rằng, việc ra đề như trên kích thích được niềm yêu thích môn Toán ở học sinh, giúp các bạn có nhiều cơ hội để lý giải nhiều bài học cuộc sống. Như vậy vô hình chung thầy cô giúp học sinh dần trả lời câu hỏi: "Học như thế nào?" và "Học để làm gì?" chứ không chỉ dừng lại ở "Học cái gì?".
(Theo Ione)