Đầu tháng 7,àngtraiTPHCMmanghọđộclạnămcuộcđờichưagặpngườinàotrùket qua c2 Khưu Minh Khoa (21 tuổi, sinh viên năm 3 Đại học Western Sydney Việt Nam) "flex" (khoe mẽ) trên một hội nhóm 1,5 triệu thành viên, về "độ hiếm của họ tên". "21 năm cuộc đời tôi chưa gặp ai cùng họ với mình mà không phải huyết thống", bài viết ngắn gọn thu hút hơn 22.000 lượt thích và hàng chục nghìn bình luận hưởng ứng. Khoa cho biết từ nhỏ đã ý thức được khác biệt trong họ tên của mình so với bạn bè và những người xung quanh. Cậu nhiều lần thắc mắc với bố mẹ: "Tại sao gia đình không mang những họ phổ biến như Nguyễn, Lê, Trần…?", nhưng ông Khưu Hoài Nam (bố Khoa) khi đó chỉ bảo "họ đã sinh ra sao thì để như vậy". Năm Khoa lên lớp 3, ông Nam bắt đầu giải thích cho con trai hiểu rõ hơn về họ "Khưu" - được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong gia đình, ngoài bố và Khoa, còn có em trai là Khưu Minh Khôi. "Họ Khưu là một trong những dòng họ ít phổ biến ở Việt Nam nên gây ấn tượng mạnh với mọi người", Khoa nói, chia sẻ thêm rằng, nhiều người bạn lâu năm không gặp nhưng vẫn nhớ đến cậu chỉ vì họ "Khưu". Do từ "Khưu" khó phát âm, đa số tên hay biệt danh của Khoa đều xoay quanh họ hiếm này. Một trong số đó là "Hươu". Khoa kể trong lần ra Hà Nội, do âm "ưu" bị phát âm thành "iu" nên nhiều người gọi cậu là "Khiu", thậm chí đọc lệch thành "Hươu". Từ đó, cậu có một họ tên mới là... "Hươu". Ngoài họ đặc biệt, cái tên Minh Khoa cũng mang nhiều ý nghĩa. Tên đệm "Minh" được lấy từ tên đệm của người mẹ, thể hiện sự liên kết giữa mẹ và con trai. "Khi đặt tên, mẹ nhớ đến người bạn thân tên Minh Khoa học rất giỏi, quyết định đặt tên Khoa cho tôi. Bà hy vọng sau này tôi học giỏi và thành đạt trong sự nghiệp", Khoa tâm sự. Do mang họ tên đặc biệt, đôi khi Khoa bị trêu chọc, như hồi Tiểu học bị bạn bè gọi là "Ngưu Ma Vương". Chàng trai từng cảm thấy tự ti, mặc cảm vì quá khác biệt, nhưng khi trưởng thành, cậu thay đổi suy nghĩ, tự hào về bản thân và nhận ra chính sự khác biệt ấy "giúp mọi người nhớ đến mình lâu hơn". Ngoại trừ họ hàng và một nghệ sĩ nổi tiếng, Khoa cho hay "chưa từng gặp ai cùng họ mà khác huyết thống bao giờ". Cậu nghĩ cách thử đăng bài trên hội nhóm mạng xã hội để tìm những người cùng họ và thỏa mãn sự tò mò. "Tôi thật sự bất ngờ khi bài đăng được nhiều người đón nhận và quan tâm", Khoa nhớ lại, nói đùa "đã tìm thấy nhiều anh chị em thất lạc", như có người sống tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có người là thạc sĩ, giảng viên đại học, nhà sản xuất âm nhạc khá có tiếng,... "Điều này đã giúp tôi tin rằng vẫn có những họ Khưu xung quanh mình. Tôi tự hào dòng họ có nhiều người tài giỏi, chính là động lực để bản thân cố gắng đạt được những mục tiêu nhất định trong cuộc sống", Khoa cười, nói. Theo Dân TríChuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Trước đây, khu Mả Lạng chỉ có một con hẻm thông từ nghĩa trang Cầu Kho ra đường lớn Nguyễn Cư Trinh. Những cô gái đẹp có nhà phía trong phải đi qua con hẻm này để ra ngoài.