发布时间:2025-01-26 05:02:31 来源:Betway 作者:Cúp C1
Nhiều người trong chúng ta không thể ngủ ngon cho dù có cố gắng thế nào đi nữa. Đối với một số người,ểuhiệntrướckhingủcảnhbáobệkèo nhà cái 188 tình trạng mất ngủ đi kèm với một biểu hiện thể chất được gọi là “chân không nghỉ”.
Chuyên gia khuyến cáo “chân không nghỉ” có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Ảnh minh họa: The Active Times
Hội chứng chân không nghỉ (RLS) còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom là cảm giác đau nhức, khó chịu ở chân khiến bệnh nhân phải di chuyển chân không ngừng.
"Bất cứ ai từng trải qua hội chứng RLS đều biết đó là một tình trạng kỳ lạ. Ngay khi bạn nằm xuống, cảm giác muốn vận động chân của bạn bắt đầu. Dù có cố gắng đến đâu, bạn cũng không thể ngừng hành động này", bác sĩ tim mạch Leslie Cho cho hay.
Hội chứng RLS là tình trạng phổ biến
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicineước tính có tới 10% người trưởng thành ở Mỹ bị hội chứng trên. Họ cảm thấy khó chịu khắp chân khi thiếp vào giấc ngủ, buộc họ phải cọ quậy chân liên tục để giảm đau nhức.
Các triệu chứng phát ra từ bên trong chân chứ không phải trên bề mặt, bao gồm bồn chồn, co giật, nóng rát, căng cứng.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nhẹ, xảy ra không nhiều và không xác định được nguyên nhân. Với một số ca, thiếu sắt, suy thận, mang thai, bệnh cột sống và rối loạn thần kinh là lý do.
Mối liên hệ giữa hội chứng RLS và tim mạch
Một bài báo trên tạp chí American Academy of Neurologycho thấy phụ nữ mắc hội chứng RLS có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn. Những người bị RLS có nguy cơ bị đột quỵ hoặc bệnh tim cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này.
"Mối liên hệ của RLS với bệnh tim và đột quỵ mạnh nhất ở những người có các triệu chứng RLS ít nhất 16 lần mỗi tháng", Tiến sĩ John W. Winkelman, Trường Y Harvard, cho biết.
Điều này có khả năng do nhiều người bị hội chứng RLS cũng mắc chứng rối loạn vận động được gọi là chuyển động chân tay theo chu kỳ khi ngủ (PLMS).
Hầu hết bệnh nhân không biết rằng họ bị PLMS vì họ di chuyển chân khi đã chìm vào giấc ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn vận động này, huyết áp của bệnh nhân tăng lên đáng kể, theo thời gian góp phần dẫn tới bệnh tim mạch.
Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có hiện tượng chân không yên khi ngủ, hãy đi khám xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hay không.
An Yên(Theo Bestlife)
Anh V. liên tiếp uống rượu không ăn uống rồi lên giường đi ngủ, đến nửa đêm rơi vào hôn mê được gia đình đưa đi cấp cứu.
相关文章
随便看看