Trong 3 ngày từ 9 - 11/5/2018,ơquannhànướccầnsớmchuyểnđổiIPvchocácCổngthôngđinđiệntửtỷ số trận torino tại TP.HCM, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tổ chức chương trình tập huấn và hội thảo triển khai IPv6 dành cho cơ quan nhà nước. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 nhân Ngày IPv6 Việt Nam năm 2018.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, giai đoạn 3, từ năm 2016 đến 2019, là giai đoạn chính thức chuyển đổi các dịch vụ sang hoạt động với nền tảng IPv6. Để hoàn thành mục tiêu chung của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 là Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy trên nền tảng công nghệ IPv6 kể từ năm 2019, việc cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng cần được thúc đẩy mạnh mẽ.
Đại diện VNNIC cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 mà Ban công tác đặc biệt quan tâm là tăng cường triển khai IPv6 cho ứng dụng CNTT của khối cơ quan Nhà nước. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 15, Thông tư 32 ngày 15/11/2017 của Bộ TT&TT quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với Trang/ Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6 tới, Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phải hỗ trợ địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, DNSSEC phù hợp với lộ trình ứng dụng IPv6 theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) “.VN”.
"Trên cơ sở đó, khối cơ quan nhà nước cũng cần chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin và các dịch vụ công trực tuyến, bắt kịp theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6", đại diện VNNIC cho biết.
Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng IPv6 tốt. Tính đến đầu tháng 5/2018, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 14% với hơn 6.000.000 người dùng IPv6, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 khu vực châu Á.