Cố Tổng Bí thư Trường Chinh là một chiến sĩ cộng sản kiên trung,ốTổngBíthưTrườlịch thi đấu bóng dá đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng chí không chỉ là một lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà còn là một nhà thơ cách mạng với bút danh Sóng Hồng. Một chiến sĩ cộng sản kiên trung Cố Tổng Bí thư Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9-2-1907 ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà nho truyền thống. Được sự giáo dục của cha, từ nhỏ, ông đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định. Chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha, từ năm 1925, khi còn học ở bậc Thành Chung, đồng chí đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh nên năm 1926, đồng chí bị trường đuổi học. Năm 1927, đồng chí chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại, rồi sau đó tham gia vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929, đồng chí tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của tổ chức đảng này. Năm 1930, đồng chí được chỉ định vào Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm đó, đồng chí bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do. Đồng chí Trường Chinh (bìa phải) chúc tết cán bộ, công nhân viên Nhà máy Dệt Thành Công TP.HCM - nơi “xé rào” đột phá về sản xuất công nghiệp, tháng 1-1985. Ảnh: T.L Giai đoạn 1936-1939, đồng chí là Xứ ủy viên Bắc kỳ cùng Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc kỳ. Năm 1940, đồng chí được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm quyền Tổng Bí thư Đảng thay đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Tháng 5-1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Năm 1943, đồng chí bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Tháng 3-1945, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị nổi tiếng “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng do đồng chí chủ trì, đồng chí được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do đồng chí làm hội trưởng. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho những người kháng chiến, đồng chí đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, đăng trên báo “Sự thật”. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh”. Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng (lúc này được đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10-1956. Người “thuyền trưởng” trong bão táp Giữa năm 1986, cả nước thiếu đói trầm trọng. Các dự án kinh tế đầu tư khổng lồ đều không phát huy tác dụng. Nguyên vật liệu khan hiếm khiến các nhà máy sống thoi thóp. Lạm phát lên 300, 400, 500 và 700%... Lòng người từ trong đến ngoài Đảng, từ cơ sở đến Trung ương hoang mang, loay hoay chưa tìm được lối thoát. Tư tưởng chia hai hướng: Xé rào để khắc phục khủng hoảng hoặc kiên định, triệt để áp dụng cơ chế kế hoạch, bao cấp. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ còn tính từng ngày. Thế nhưng, báo cáo chính trị gửi xuống đơn vị, cơ sở bị phản đối vì mọi quan điểm, đường lối vẫn không có gì mới, tức là hướng thoát khủng hoảng vẫn mịt mờ... Đồng chí Trường Chinh lúc đó được Đảng giao tạm thời giữ chức Tổng Bí thư. Đồng chí đi đến một quyết định táo bạo, quyết đoán chưa từng có: Viết lại toàn bộ báo cáo chính trị theo quan điểm quyết tâm đưa đất nước phát triển theo đường lối mới. Chấp nhận hy sinh, mất mát để khắc phục những hậu quả sai lầm. Đồng chí Trường Chinh tại Đại hội IV Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 20-10-1980. Ảnh: T.L Và giữa lúc những lý luận chủ nghĩa xã hội trong phát triển kinh tế là kế hoạch tập trung, tự cung tự cấp, quốc doanh tập thể... đang là kim chỉ nam bất biến thì đồng chí Trường Chinh tổ chức hội nghị “Ba quan điểm”. Ba luận điểm quan trọng đổi mới so với đường lối cũ là: Phát triển kinh tế nhiều thành phần (thay vì chỉ có quốc doanh và tập thể); chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu quả...) và đổi mới quản lý (thay vì tập trung quan liêu bao cấp bằng tự chủ và cơ cấu mở). Hội nghị này trở thành “linh hồn” cho văn kiện Đại hội VI của Đảng. Nếu như sau thời cải cách ruộng đất, đồng chí Trường Chinh đã dũng cảm nhận sai lầm của cá nhân thì đến năm 1986, với tư cách Tổng Bí thư, đồng chí đã thừa nhận những sai lầm trong đường lối của Đảng, thi hành của Chính phủ về lãnh đạo phát triển kinh tế. Tinh thần dũng cảm, không né tránh đó của nhà lãnh đạo thiên tài không chỉ góp phần làm nên thắng lợi của cuộc đổi mới 30 năm trước mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sóng Hồng - Nhà thơ “chất thép” Đồng chí Trường Chinh không chỉ là một lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà còn là một nhà thơ cách mạng với bút danh Sóng Hồng với gần 70 bài thơ thể hiện cảm xúc trước những sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc. Với một tâm hồn luôn lạc quan, đồng chí luôn tin vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam. Thơ của Sóng Hồng đánh dấu từng bước trưởng thành của cách mạng Việt Nam, của thơ ca cách mạng;có sức chiến đấu cao và lòng nhân ái sâu sắc. Đồng chí từng nói: “Thơ là vũ khí đấu tranh giai cấp kỳ diệu. Làm sao có thể quan niệm thơ không tính Đảng, tính giai cấp được? Thơ và cách mạng không thể tách rời. Đương nhiên, không thể thơ nào cũng có cách mạng, nhưng có cách mạng thì có thơ”. Trong tập Sóng Hồng, tác giả tâm sự cùng bạn đọc về thơ, rằng: “Thơ của một người hoặc của một dân tộc cũng ví như một vườn hoa có nhiều màu sắc và hương thơm. Có thơ trữ tình, cũng có thơ châm biếm. Có anh hùng ca mà cũng có tình ca. Điều cốt yếu không lên gân. Thơ chính trị là thơ trăm phần trăm như các thơ khác. Đó chính là loại thơ “có thép” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chứ không phải là những bài xã luận bắt thành vần”. Với Sóng Hồng, những vấn đề lý luận chính trị mác - xít khô khan, hóc búa... được hiện thân vào thơ một cách tự nhiên, dễ hiểu và rất lãng mạn. Chẳng hạn, sau khi Đảng ta được thành lập, mặc dù phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, bản thân Sóng Hồng đang bị giặc Pháp giam cầm tại Hỏa Lò (1931), nhưng đồng chí vẫn đầy tin tưởng: “Con thuyền cách mạng lướt phong ba/ Lớp lớp trùng dương quyết vượt qua/ Bởi có địa bàn tay vững lái/ Qua cơn bão táp tiến càng xa”… 81 năm tuổi đời (1907-1988), 63 năm liên tục hoạt động cách mạng kiên cường, đồng chí Trường Chinh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng chí là một tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng, một nhà lãnh đạo với nhiều cống hiến to lớn cho đất nước, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. THU THẢO (tổng hợp) |