Ngày 9 tháng Giêng,ầnáocuốimùagiảmgiámạnhsauTếtquotSănsalequotđểdànhnătrực tiếp bóng đá keo nha cai Ngọc Thảo (Hà Nội) tiêu gần 4 triệu đồng để mua quần áo. Năm nào cũng vậy, cô không mua vào dịp trước Tết. Thay vào đó, Ngọc Thảo mua quần áo sau Tết vì lúc này là thời điểm các shop xả hàng mạnh, giảm giá sâu để đẩy hàng cuối mùa.
Để tiết kiệm chi phí mua quần áo và vẫn mua được những món hàng chất lượng tốt, cô lựa chọn thời điểm mua hàng trái vụ. "Tháng 2 đi mua đồ mùa đông để năm sau mặc, giá chỉ rẻ bằng một nửa, thậm chí 1/3 giá gốc, tội gì", cô nói.
Thời điểm sau Tết, đa phần cửa hàng quần áo ở Hà Nội đều nhanh chóng đẩy hàng mùa đông để chuẩn bị bày bán đồ mùa hè. Do đó, những mặt hàng như áo giữ nhiệt, áo len, áo nỉ hay áo khoác đều giảm giá rất mạnh, có nơi lên đến 70%.
Tuy nhiên, Thảo cho rằng cách này chỉ áp dụng với những người có gu thời trang đơn giản, không chạy theo xu hướng. Bởi lẽ việc mua các món đồ từ năm nay để dành tới năm sau, nếu ai đó thích mua những món đồ kiểu cách rất dễ rơi vào tình cảnh năm sau đã hết mốt và không còn muốn sử dụng.
Tuấn Dũng là một trong những khách hàng quen thuộc của những cửa hàng bán quần áo Việt Nam xuất khẩu. Giống với Thảo, Dũng không mua sắm trước Tết vì không có nhu cầu sử dụng trong Tết. Anh đợi đến khi cửa hàng xả mẫu cũ để mua với mức giá giảm tới 70%.
Trong ngày mùng 9 tháng Giêng, khi cửa hàng quần áo vừa khai xuân, Tuấn Dũng mua 8 sản phẩm chỉ với 1,8 triệu đồng, trong khi giá gốc trước đó là 4 triệu đồng. Anh nói bản thân là khách hàng quen của shop trong nhiều năm nay, cứ mỗi dịp giảm giá, anh đều nhận được tin nhắn thông báo để qua "hốt hàng".
Gu thời trang đơn giản, chỉ mặc những sản phẩm màu trung tính, anh không ngại mua hàng cuối vụ để dành cho năm sau. Tuy vậy, Dũng đưa lời khuyên nếu muốn "săn sale" cuối vụ, mọi người nên chú ý kiểm tra kỹ các sản phẩm định mua về chất liệu, đường may, vết bẩn bởi sản phẩm cuối mùa thường gặp nhiều lỗi.
Ngoài ra, đừng vì ham rẻ mà mua hàng giảm giá cuối vụ, hãy chắc chắn về sở thích và khả năng sử dụng sản phẩm thay vì chỉ quan tâm về giá. Việc mua hàng giảm giá mạnh vừa mang tính tiết kiệm nhưng rất dễ trở thành vị phung phí nếu vì ham rẻ mà mua.
Dũng từng trải qua nhiều bài học về việc bị các tấm biển giảm giá 50%, 70% làm "mờ mắt", chốt sale lia lịa rồi không sử dụng gì. Do vậy, những ngày này, anh thận trọng trong việc mua hàng. Ngoài ra, thông thường, hàng giảm giá không được hỗ trợ đổi, trả, nên khách hàng hãy chắc chắn khi mua.
Ngọc Linh - chủ cửa hàng thời trang ở Hà Nội - chia sẻ năm nào cũng vậy, ngay sau dịp Tết, cô thường giảm giá mạnh để đẩy hết hàng tồn. Bên cạnh đó, thời điểm sau Tết là khi mọi người vẫn còn tâm lý vui chơi nên khá dễ dàng trong việc chi tiêu.
Nếu như trong năm, cửa hàng của Linh không giảm giá quá 30% thì sau Tết, cô thường giảm giá toàn bộ cửa hàng tới 50%. Ngọc Linh cho hay đây là thời điểm thu hồi vốn, không quan trọng lãi, chỉ cần thu được vốn đã là mừng. "Hết mùa đông, các shop cần thu vốn để chuyển qua bán đồ mùa hè nên giá nào cũng bán", Linh nói.
Ngọc Linh cho rằng những năm gần đây, lượng người mua quần áo sau Tết ngày càng tăng lên. Nhiều người có xu hướng mua đồ để dành tới năm sau mới sử dụng.
Có những năm, doanh thu sau Tết của Ngọc Linh cao gấp 3 lần trước Tết. Kết thúc mỗi đợt giảm giá, cửa hàng của cô như "vườn không, nhà trống". Dù sau Tết, cuối vụ, các mặt hàng thường lẻ kích thước, không đủ mẫu, nhưng đa phần khách hàng đều xác định trước tâm lý khi mua "hàng sale" nên khá dễ tính, chốt nhanh và không mặc cả.