Sau 3 năm làm dâu xứ người,àngdâuxtrồngvườnrauViệttrênđấtNhậxem kèo đá bóng chị Quỳnh đã tạo được cho mình khu vườn nho nhỏ trồng đủ các loại rau Việt như rau muống, dọc mùng, mùi tàu,... tại xứ sở hoa anh đào.
Chị Trần Thị Trúc Quỳnh (sinh năm 1985) là một nàng dâu Việt xa xứ. Chị đã kết hôn và sinh sống tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản được 3 năm. Thời gian không phải là dài nhưng cũng đủ để chị gây dựng được cho mình một vườn rau quê hương trên xứ sở hoa anh đào.
Nhật Bản nổi tiếng đất chật, người đông nên diện tích trống trong nhà của gia đình chị Quỳnh không có nhiều. Hàng hiên ở cả hai mặt trước và sau có 30m2 mà trong đó chỉ có mặt bên hông nhà vì nằm hướng Đông nên đón nắng cả ngày nên mới có thể dùng để trồng các loại rau.
Chia sẻ về động lực làm vườn của mình, chị Quỳnh kể: "Nhà Quỳnh ở TP.HCM không có đất để trồng. Thích lắm mà không có điều kiện. Quỳnh lại thích ăn rau, trong bữa ăn hàng ngày cá thịt có thể thiếu nhưng rau phải nhiều. Khi sang đây làm dâu, Quỳnh rất nhớ nhà và thèm ăn các món ăn Việt". Thế nhưng, trong các siêu thị không bán rau sống như ở Việt Nam. Các loại rau củ như ớt cũng không cay bằng hay chanh cũng ít chua hơn. Vì vậy, để cải thiện bữa ăn và thỏa mãn sở thích của mình, nàng dâu Việt đã tập tành làm nông tại nhà.
Gọi là vườn nhưng cả phần hiên đã được lát sỏi đá từ trước. Tất cả các loại rau trong nhà của chị Quỳnh đều phải trồng trong chậu. Trong khi đất và trấu có thể mua sẵn ở Nhật Bản thì hạt giống rau chị thường mang từ Việt Nam sang. Mỗi loại hạt giống, chị đều phải mua mỗi lần 5 bịch để dự phòng trường hợp cây không hợp đất, hợp thời tiết mà chết.
Thời gian đầu, chị Quỳnh cũng thất bại nhiều lần vì trước đây vốn chưa có kinh nghiệm trồng rau. Hơn nữa thời tiết ở khu vực chị sinh sống cũng khá khắc nghiệt khi hè nắng nóng có khi lên đến 40 độ C, đông thì tuyết rơi lạnh giá. Nhiều loại rau Việt không thể chống chọi qua mùa đông lạnh giá. Sau này, dần dần chị rút kinh nghiệm trồng mùa nào rau nấy. Đến nay, khu vườn nhà chị đã có khoảng hơn 50 chậu vừa rau quả vừa hoa các loại.
Ớt bán trong các siêu thị tại Nhật Bản không cay như ở Việt Nam nên chị phải mang hạt giống qua trồng. Thông thường, trước khi mùa đông đến, chị sẽ cho thu hoạch toàn bộ trước khi tuyết rơi.
Các loại rau sống, rau gia vị không thể mua được tại Nhật
như húng quế, húng bạc hà, rau mùi (ngò), mùi tàu (ngò gai),...đều xuất hiện trong vườn nhà chị Quỳnh
Nhà chị Quỳnh có khoảng 14 cây xà lách trồng chậu gồm xà lách xanh, xà lách tím và xà lách xoăn
Rau muống trồng chậu tuy cọng không mập nhưng ăn vẫn giòn ngọt
Cà pháo
Dọc mùng (bạc hà)
Giống cải xanh chị Quỳnh mang từ nhà sang. Sau khi gieo hạt đến lúc cây lên được 2 lá thật, chị bắt đầu tách ra, lựa lại cây khỏe rồi trồng tiếp. Thường 1 chậu chữ nhật như thế này, chị chỉ trồng khoảng 10 cây
Chị thường bón phân tự làm từ vỏ rau củ, vỏ trứng, vỏ ốc để đảm bảo rau sạch tuyệt đối.
Các loại cây rau khi vừa mới gieo hạt nên để cây trong râm mát vì cây còn nhỏ yếu không chịu được nắng gắt. Khi cây nảy mầm và lớn khoảng 5cm mới đem ra nắng.
Đậu rồng và đậu bắp trĩu giàn
Bí đao chanh
Khi cây bầu chuẩn bị ra hoa, chị sẽ bón phân Kali cho cây. Hoa bầu nở tầm 6,7 giờ tối nên chị phải canh để thụ phấn cho cây bằng tay.
Đi làm 10 tiếng/ngày nên chị Quỳnh phải sắp xếp thời gian chính xác để vừa lo công việc riêng, chăm lo gia đình mà không bỏ bê khu vườn
6 giờ sáng thức dậy, sau khi lo thức ăn cho gia đình, chị quay ra chăm vườn tưới nước cho cây. Buổi chiều sau khi đi làm về chị lại ra vườn tưới cây lần nữa
Những công việc tốn nhiều thời gian như mua dụng cụ, bón phân, làm đất,...chị sẽ để dành đến cuối tuần.
Theo Khám phá
Trồng rau gì trong tháng 6, 7, 8 để “ăn hoài không hết”?