Khi có biểu hiện nổi gân xanh,ìnhđiềutrịsuygiãntĩnhmạchchânbằnglaserxungdàsố liệu thống kê về al-nassr gặp al taawon gân tím, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa về mạch máu để được khám, siêu âm, đưa ra phác đồ chuẩn.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng van tĩnh mạch bị suy yếu theo thời gian gây nên hiện tượng trào ngược, lâu ngày làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Biểu hiện thường thấy nhất là xuất hiện tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím đậm (hay gọi là gân xanh gân tím).
Khuyến cáo trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Duy Kiên đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đa số bệnh nhân chờ đến khi chân có biểu hiện nóng, tê, đau, nhức, nổi búi to mới đi khám. Bệnh nhân thường đến khám nhiều nhất khi đang ở cấp độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng lưới) và cấp độ 2 (giãn búi to > 3mm).
Ngoài điều trị nền tảng như mang vớ giãn tĩnh mạch áp lực, tránh đứng ngồi lâu, tập thể dục, can thiệp ít xâm lấn hiện nay được xem như bước tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dưới da mức độ 1 ảnh hưởng thẩm mỹ, tiêm xơ hoặc laser xung dài là phương pháp điều trị hiệu quả.
Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giãn búi to (độ 2), can thiệp nội mạch bằng laser bước sóng dài (EVLA) được khuyến cáo với mức độ cao nhất bởi các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới.
Hiện nay, để tăng tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, nhiều chuyên gia đã giới thiệu về ứng dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) vì hiệu quả cải thiện rõ rệt so với tiêm xơ hay laser xung dài đơn thuần.
Với suy giãn tĩnh mạch độ 2 nguyên nhân từ hệ thống tĩnh mạch hiển (chiếm 80% nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nông), công nghệ laser nội mạch (EVLA) kết hợp với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân theo khuyến cáo mới nhất của ESVS 2022 (Hiệp hội tĩnh mạch châu Âu).
"EVLA SafeClean giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị và đảm bảo được 2 tiêu chí: an toàn và sạch búi tĩnh mạch (Safe & Clean)", bác sĩ Kiên khẳng định.
Biến chứng khidùng laser xung dài điều trị giãn tĩnh mạch chân
Theo bác sĩ Kiên, laser xung dài chỉ hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng mạng nhện. Việc điều trị nếu không được thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ làm tổn thương mô, gây nên những biến chứng thường gặp như: đỏ ở vùng da điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm, thay đổi (tăng hoặc giảm) sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da, viêm do tổn thương, tái phát…
Tình trạng tái phát sau điều trị bằng laser xung dài diễn ra khá phổ biến, chủ yếu do không thực hiện đúng quy trình chẩn đoán chuyên sâu mà chỉ điều trị dựa vào biểu hiện bề mặt. Vì vậy, bệnh nhân nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, khám lâm sàng kết hợp siêu âm đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới ở tư thế đứng và nằm, nhằm đưa ra phương án điều trị tối ưu (bảo tồn hoặc can thiệp).
Phát triển quy trình kỹ thuật SCLASER trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết SCLASER là quy trình công nghệ ứng dụng kết hợp tiêm xơ và laser xung dài trong 1 đợt điều trị nhằm phát huy thế mạnh của cả hai, giúp đem lại hiệu quả tối ưu thay vì chỉ dùng một biện pháp đơn thuần. Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chuẩn y khoa gồm:
Thăm khám với bác sĩ mạch máu để đánh giá chính xác tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Chẩn đoán loại trừ: loại trừ các bệnh lý đi kèm có chung triệu chứng giống suy giãn tĩnh mạch như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống liên quan đến xương khớp. Siêu âm mạch máu chuyên sâu ở tư thế đứng và nằm, kiểm tra dòng mạch máu trào ngược, đánh giá huyết động tĩnh mạch chi dưới nhằm phát hiện dòng trào ngược bệnh lý (reflux sign). Kết luận cấp độ giãn tĩnh mạch.
Các giai đoạn điều trị:
Giai đoạn 1: điều trị bằng vi tiêm xơ để xử lý giãn tĩnh mạch dạng lưới. Đánh giá hiện tượng refill: các tĩnh mạch sẽ lại đầy và tái hiện, chiếm tỷ lệ 20-40% sau tiêm xơ đơn thuần.
Giai đoạn 2: bổ sung liệu trình laser xung dài (NYAG 1064nm) nhằm triệt tiêu các tĩnh mạch tồn dư không thể xử lý được bằng tiêm xơ đơn thuần trước đó.
Tái khám định kỳ: bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi, tái khám định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ.
Bác sĩ Kiên lưu ý, trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu được Bộ Y tế cấp phép; được thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm; giúp đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát hoặc bệnh nặng hơn.
顶: 42踩: 562
评论专区