TheơnlaođộngnôngthônĐắkLắkđượchỗtrợđàotạonghềvô địch úco báo cáo của Phòng Lao động việc làm và Giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2019, 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển mới 35.199 học viên, học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp (tăng 0,16% kế hoạch năm, tăng 3,78% so với năm 2018).
Hơn 4.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề. Ảnh: Trùng Dương |
Trong năm qua, hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các các bộ ngành quan tâm, hỗ trợ với mức kinh phí 16.483 triệu đồng. Số tiền này chủ yếu được hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn (4.431 người – PV).
Để đạt được những kết quả như vậy, theo Phòng Lao động việc làm và Giáo dục nghề nghiệp, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động trong việc thực hiện công tác tuyển sinh; làm tốt công tác đào tạo nghề gắn kết với giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp.
Tuy vậy, hiện công đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Phòng Lao động việc làm và Giáo dục nghề nghiệp lý giải, một bộ phận các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trên địa bàn ở một số nơi còn chưa được chặt chẽ; chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp thực hiện còn thấp, do nhận thức của đại bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp cho con em vẫn còn tâm lý chuộng bằng cấp hơn là tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Phòng Lao động việc làm và Giáo dục nghề nghiệp kiến nghị, ngành chức năng trong thời gian đến cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hoạt động của các cơ sở GDNN đúng quy định của pháp luật.
“Tôi cho rằng chúng ta cũng cần phối hợp với cơ quan có liên quan làm đầu mối, liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tuyên truyền về hiệu quả thiết thực của giáo dục nghề nghiệp. Quan trọng hơn nữa là cần sớm đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động” – ông Tuấn nói.
Trùng Dương