Những sai lầm phổ biến khi uống thuốc_lịch thi đấu ngoại hạng anh đêm nay
Để thuốc phát huy hiệu quả nhất trong điều trị bệnh thì cách dùng thuốc có vai trò quan trọng. Dùng thuốc tùy tiện, không theo hướng dẫn sử dụng dẫn đến tình trạng thuốc không phát huy hiệu quả mà còn gây hại cho cơ thể.
Sai lầm về thời gian dùng thuốc
Khi dùng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần hỏi kỹ bác sĩ về thời gian dùng thuốc: ngày chia mấy lần, uống trước hay sau bữa ăn, loại thuốc này không dùng chung cùng lúc với thuốc nào? và mỗi người cần tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc. Không được tùy tiện thích uống thuốc lúc nào là uống.
Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian trong 24h, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả 3 lần vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không có thuốc. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn”, bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1h trước khi uống thuốc mà vừa ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.
Sai lầm về cách uống thuốc
Nghiền, bẻ nhỏ thuốc: Đây là sai lầm thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng. Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể, nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm.
Với một số bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi), rất khó khi phải uống nguyên viên thuốc. Vì vậy, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc bất đắc dĩ phải dùng giải pháp nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc. Với những trường hợp này, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.
Uống thuốc thẳng từ chai: Thường gặp với dạng thuốc nước, sirô, dung dịch... Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.
Nuốt thuốc khô:Một số không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Thuốc có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể.
Uống nhiều loại thuốc cùng lúc: Nhiều người phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để trị bệnh. Việc sử dụng nhiều loại thuốc là cần thiết khi mà người bệnh mắc nhiều loại bệnh, nhưng việc uống các thuốc này thế nào, thuốc nào không nên uống với thuốc nào... lại là sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải.
Mỗi loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và thời gian tác dụng cũng khác nhau. Việc vơ một nắm các loại thuốc uống cùng lúc cho tiện sẽ không tốt. Làm như vậy, bạn sẽ khó tránh khỏi sự tương tác giữa các loại thuốc.
Mặt khác, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau có thể gây những phản ứng cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể. Chẳng hạn như dùng cùng lúc thuốc thông mũi và thuốc huyết áp, đặc biệt thuốc thông mũi loại chứa pseudoephedrine làm co mạch, giúp giảm sưng và giảm chảy mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm co thắt các mạch máu trong cơ thể gây tăng huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao.
Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian, số lần và cách kết hợp cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất phải cách nhau khoảng một giờ.
Những sai sót không ngờ tới
Nằm uống thuốc:Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.
Vận động ngay sau khi uống thuốc:Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
(Theo DS Thanh Hoài/Báo Sức Khỏe Đời Sống)
相关文章
Hồ Ngọc Hà: Tôi sẽ không làm đám cưới!
Tối 16/11, Hồ Ngọc Hà ra mắt MV Gặp đúng lúc yêu đúng người.Dịp n&2025-01-11Gã đàn ông lẻn vào nhà hiếp dâm bé gái 14 tuổi
Ngày 6/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã khởi t2025-01-11Phút cảm động rơi nước mắt của nữ giảng viên báo chí
- Ngày mai, 20/10, ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày Khánh Thương kỉ niệm 1 năm chiến đấu với căn bệ2025-01-11Hoa hậu chê H'Hen Niê nói tiếng Anh kém mặc áo cờ đỏ sao vàng ủng hộ AFF Cup 2018
H'Hen Niê cùng với Hoa hậu Mỹ diện áo cờ đỏ sao vàng, dành những lời động viên cho đội tuyển Việt Na2025-01-11AFF Cup: Công Phượng bị đồng đội 'vạch mặt' với pha biểu diễn của mình
-Một đoạn clip ngắn được chân sút của đội tuyển Việt Nam "tung" lên trang facebook cá nhân của mình2025-01-11Trương Ngọc Ánh: 'Bạn trai thành công, bản lĩnh và khiến tôi nể'
Trải qua một lần đổ vỡ, không ít mối tình thất bại, Trương Ngọc Ánh chia sẻ hiện đã tìm được một nửa2025-01-11
最新评论