Nhiều bậc cha mẹ hốt hoảng khi phát hiện con đang truy cập vào những website độc hại có nội dung kích động bạo lực,ầnhìnhthànhhệmiễndịchchotrẻtrênkhônggianmạkèo nhà cái tỷ lệ bóng đá hôm nay xâm hại tình dục… Dùng điện thoại thông minh và thường xuyên học online khiến trẻ vô tình tiếp xúc với web “đen” thông qua quảng cáo.
Ảnh minh họa: Internet |
Trên thực tế, dịch bệnh kéo dài, các hoạt động ngoài trời bị hạn chế nên trẻ em dành nhiều thời gian trên mạng. Việc trẻ truy cập Internet quá nhiều tiềm ẩn những nguy hại hữu hình như lộ mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên môi trường mạng, nghiện game online, bắt nạt trực tuyến. Nguy hiểm hơn các em có thể phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục trên mạng, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại từ những trang web “đen”
Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), cơ quan này nhận được khá nhiều thắc mắc liên quan tới vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, đồng thời có nhiều cuộc gọi phản ánh về những kênh, các clip có nội dung không phù hợp. Những thông tin này nhanh chóng được Tổng đài 111 chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý.
Các chuyên gia nhận định, có rất nhiều rủi ro trên môi trường mạng mà chúng ta không thể lường trước. Ngày nay, trẻ em sinh ra trong thời đại công nghệ số, các em rất giỏi kỹ năng số nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm, tư duy phản biện để phân biệt nội dung đúng sai trên mạng, cộng thêm sự tò mò, thích khám phá của lứa tuổi nên trẻ là đối tượng nhắm đến của đối tượng xấu.
Trong khi đó, theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, ước tính đến 99% nội dung đều được kiểm duyệt trước khi đưa lên các kênh mạng. Tuy nhiên, việc kiểm duyệt nội dung còn là sự phối hợp giữa nền tảng và các cơ quan chức năng. Ngoài ra, chúng ta cũng có trách nhiệm nâng cao nhận thức và đạo đức cho người sử dụng và trẻ em trên môi trường mạng. Người sản xuất phải chú ý nội dung phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, phù hợp thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Đặc biệt, vai trò của gia đình làm lá chắn cho trẻ.
Nếu cha mẹ giảm bớt thời gian online của con, cơ hội vào những trang web không cần thiết sẽ giảm theo; có thể tạo thói quen kiểm tra các website con đã truy cập. Nếu lịch sử truy cập đã bị xóa hoặc cài đặt chế độ riêng tư, phụ huynh nên nói chuyện với con về thói quen vào mạng để chắc chắn không có một trang web bẩn nào đó “bẫy” được con.
Tư vấn cho phụ huynh khi bắt gặp xem những trang web độc hại, các chuyên gia tâm lý cho rằng cha mẹ không nên nóng giận, phản ứng thái quá, mắng mỏ trẻ hoặc tịch thu thiết bị công nghệ. Cần bình tĩnh nói chuyện, hỏi lý do con xem các chương trình không phù hợp, vào nhóm chat kín cũng như cảm xúc của con khi làm điều này... Cùng con phân tích và hướng dẫn trẻ tự tìm ra giải pháp phù hợp Còn nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng thì phải báo ngay với cơ quan chức năng để can thiệp ngay lập tức.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế kết nối Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo, nhận biết và ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại.
Trong thời gian dịch bệnh, khó tổ chức các lớp học trực tiếp nhưng cha mẹ thời đại số cần tự trang bị những kiến thức cho mình. Cục Trẻ em và các tổ chức xã hội đã biên soạn rất nhiều tài liệu mẫu, cẩm nang, clip hướng dẫn cha mẹ có thể tìm hiểu và đọc từ nguồn chính thống, đặc biệt trên website và Facebook Page của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Truyền hình vì trẻ em hay các page của MSD, Lan toả yêu thương...
Trẻ em và gia đình cần học hỏi kiến thức và kỹ năng số thiết yếu. Những quy định về hành vi, chuẩn mực trong cuộc sống thật cũng nên được áp dụng cho môi trường ảo để các em có thể trở thành những công dân số văn minh. Điều quan trọng, cha mẹ chính là hệ miễn dịch cho trẻ trên không gian mạng nên họ cần được “tiêm vắc xin số”. Sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội sẽ hình thành mạng lưới vững chắc, an toàn giúp bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet.
Linh Đan (Tổng hợp)
Trẻ em không nên lập tài khoản trên mạng xã hội
Theo Sở TT&TT Yên Bái, trẻ em không nên lập tài khoản cá nhân trên mạng xã hội mà chỉ nên sử dụng internet để tham khảo học tập, học hỏi kỹ năng sống