AI có thể ứng dụng để giải quyết các mục tiêu xã hội_nhan dinh bong da net
Tại sự kiện Zalo AI Summit được tổ chức ngày 17/12 vừa qua,óthểứngdụngđểgiảiquyếtcácmụctiêuxãhộnhan dinh bong da net các chuyên gia tham dự cho biết, AI sẽ trở nên bình dân, bình đẳng hơn, mọi người đều có thể tiếp cận trí tuệ nhân tạo. Đồng thời AI cũng sẽ giải quyết được các mục tiêu của xã hội khi được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực hiện nay, từ đời sống, đến y tế, giáo dục, giao thông hay thương mại điện tử...
Với hơn 10 năm kinh nghiệm về AI, TS Châu Thành Đức - phụ trách Zalo AI Labs - đã đưa ra những giải pháp xóa bỏ ranh giới giữa ý tưởng nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của người dùng qua phần thuyết trình “Chặng cuối cùng để đưa AI vào đời thực”. Cũng theo ông Đức, sẽ không có chặng cuối cùng mà các sản phẩm AI luôn cần cải thiện hàng ngày.
Chia sẻ trong lần đến Việt Nam, Tiến sĩ Padmanabhan Anandan, Nhà sáng lập AI Matters Advisors LLC cho biết, vài năm gần trở lại đây ông đã thấy tầm quan trọng của công nghệ giải quyết vấn đề cộng đồng. Ông cho biết, các công nghệ mang tính thương mại hiện chưa giải quyết được vấn đề của cộng đồng khó khăn, nghèo khó trên thế giới.
Tiến sĩ Padmanabhan Anandan tại sự kiện ở Việt Nam |
“Hiện chưa có ứng dụng cụ thể giải quyết vấn đề cho cộng đồng nhất là người nghèo. Làm sao AI hỗ trợ quá trình này, như kê toa, lên đơn thuốc hỗ trợ bác sĩ; nông nghiệp khó khăn tiếp cận rủi ro về thuốc trừ sâu, hóa chất. AI có thể giải quyết nhưng cần phải có sự hợp tác”, ông Anandan nói.
Trong khi đó, với kinh nghiệm nghiên cứu sâu trong lĩnh vực AI và máy học, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng cho rằng, đã có những phát triển tuyệt vời trong thời gian gần đây về AI để kết nối con người gần nhau hơn như dịch máy. “Hơn 10 năm trước, ít người có thể nghĩ ý tưởng về dịch máy, làm sao 1 người nói mà dịch ra nhiều ngôn ngữ rất khó nhưng bây giờ thì dễ dàng thấy các ứng dụng đó. Người Việt Nam có thể học trực tiếp, xem video tiếng Anh nhưng dịch tiếng Việt tự động. Đó là ứng dụng của AI".
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng cho rằng, khi hiểu được tính ứng dụng thì có thể thiết kế được mô hình AI và máy học rồi tích hợp với một cái chi phí thấp hơn. Đây cũng là điều ông và đội ngũ của mình cố gắng thực hiện và cho thấy nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng trên toàn cầu.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, người đang dẫn dắt VinAI |
"Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án trong lĩnh vực như là năng lực thông minh, nói một cách cụ thể, làm thế nào để xây dựng dữ liệu một cách hiệu quả hơn. AI là một dự án hết sức thú vị. Chúng tôi không chỉ làm nghiên cứu, mà chúng tôi thực sự phải biến ý tưởng nghiên cứu thành những sản phẩm khác biệt, tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của con người", Tiến sĩ Bùi Hải Hưng nói.
Đáng chú ý, ngày 26/12/2022, Công ty cổ phần VinBigData (thuộc Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt nền tảng Trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase, hỗ trợ doanh nghiệp Việt ứng dụng các giải pháp AI và Big Data vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt. Đây là một trong những nền tảng tiên phong tại Việt Nam đưa trợ lý ảo tới gần với các doanh nghiệp hơn bao giờ hết.
Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, Tiến sĩ Anandan cho rằng, cần tạo ra các nền tảng thật mạnh mẽ, cần phải có một lĩnh vực giáo dục đào tạo mạnh, theo cách thức tư duy tự do và không bị giới hạn.
"Các nhà khoa học cần học cách nghiên cứu, và đây là cơ hội chúng ta có thể hợp tác. Rất nhiều nhà khoa học của chúng tôi trong lĩnh vực máy tính cũng đã học từ các công ty, các chuyên gia kỹ thuật từ các tập đoàn trên thế giới. Đây chính là quá trình liên kết, hợp tác với nhau giữa những người nghiên cứu thuần tuý và nghiên cứu ứng dụng", ông nói.
Nhiều nhà khoa học có thể đưa ra ý tưởng, nhưng họ không có ý thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là vấn đề cần học hỏi và rất cần thiết để bảo vệ giá trị nghiên cứu. Theo đó, ông cho rằng, các nhà khoa học cần phải hợp tác với nhau, cùng bảo vệ giá trị nghiên cứu, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khoa học.