Hôm 31/10,ôngbốđiểmxéttuyểnsớmsauHạnchếtiêucựchaytăngáplựxem bongda homnay tại Hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020-2024, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề xuất không cho các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước ngày 31/5 - thời điểm kết thúc năm học.
Theo thống kê của Bộ, các trường sử dụng hơn 20 cách xét tuyển, chủ yếu là xét tuyển sớm (xét học bạ, chứng chỉ quốc tế...). Mỗi năm, khoảng 50% trong hơn 600.000 thí sinh vào đại học bằng cách này.
Nhiều trường công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm từ tháng 3, 4, thậm chí từ tháng 1. Căn cứ xét thường là điểm học bạ 3-5 học kỳ, không có kỳ II lớp 12 do học sinh chưa kết thúc năm học.
Ông Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng và ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp TP HCM, thấy rằng việc này tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực.
Thứ nhất, việc không tính điểm học kỳ II lớp 12 chưa phản ánh đầy đủ khả năng của học sinh, bởi những kiến thức quan trọng ở bậc THPT hầu hết rơi vào năm cuối cấp.
Thứ hai, biết trúng tuyển sớm trước khi kết thúc năm học vài tháng, nhiều học sinh chủ quan, lơ là học tập.
Đây cũng là điều Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và nhiều chuyên gia lo ngại. Tại hội nghị Giáo dục đại học hồi đầu tháng 8, ông Sơn nói xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông.
"Các cháu trúng tuyển sớm sẽ không học nữa, điều đó rất tai hại", ông đánh giá. Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh dành cho điểm thi tốt nghiệp bị thu hẹp, điểm chuẩn bị đẩy lên cao, tạo sự mất công bằng trong cơ hội được vào trường đại học tốt.
Ông Hà và ông Nhân thấy đề xuất công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm sau 31/5 giúp hạn chế những điều này.