Nghiên cứu tiên phong trong điện tử hữu cơ Giáo sư Quyên hiện là giáo sư kỹ thuật hóa học và khoa học vật liệu tại Đại học California,ữGSgốcViệtnhậnGiảithưởngcủaTổngthốngMỹkết quả trận bulgaria thành phố Santa Barbara (bang California, Mỹ). Bà đã gắn bó 15 năm với mái trường này.
Các công trình của bà đã được công nhận rộng rãi và nhận được nhiều giải thưởng, đặc biệt Giải thưởng Sự nghiệp của Tổng thống dành cho các Nhà khoa học và Kỹ sư (PECASE) (2012). Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã nhận được PECASE vì nghiên cứu tiên phong của bà trong lĩnh vực điện tử hữu cơ- lĩnh vực có tiềm năng cách mạng hóa cách con người tạo ra, lưu trữ và sử dụng năng lượng.
Ngoài ra, bà cũng giành được giải thưởng Sự nghiệp của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và Giải thưởng Giáo viên-Học giả Camille Dreyfus- dành cho "những cá nhân thể hiện khả năng lãnh đạo xuất sắc trong nghiên cứu và giáo dục". Ngoài công việc nghiên cứu của mình, Giáo sư Quyên còn là một nhà giáo dục, người cố vấn tận tâm và ủng hộ sự đa dạng trong các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Bà được ghi nhận vì những nỗ lực của mình trong việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong kỹ thuật.
"Cái tên của mình là do cha mẹ chọn nên tôi không muốn đổi" Việc Giáo sư Quyên được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ là một minh chứng cho những đóng góp đặc biệt của bà trong lĩnh vực kỹ thuật và cam kết của bà trong việc mở rộng các ranh giới kiến thức. Giáo sư là một trong 106 thành viên mới được bầu vào năm 2022 và là nhà khoa học nữ gốc Việt đầu tiên được ghi danh vào Viện Hàn lâm này. "Thật vinh dự khi được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ và đứng vào hàng ngũ xuất sắc của rất nhiều kỹ sư và nhà khoa học tài giỏi. Tôi hy vọng rằng sự công nhận này sẽ giúp truyền cảm hứng cho thế hệ kỹ sư và nhà khoa học tiếp theo. Đó là chúng ta có thể tiếp tục làm việc cùng nhau để giải quyết nhiều thách thức mà xã hội của chúng ta đang phải đối mặt", Giáo sư Quyên bày tỏ lòng biết ơn và vinh dự trong một tuyên bố. Việc Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được bầu vào tổ chức danh giá này là một sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến xuất sắc của bà trong lĩnh vực kỹ thuật, đồng thời là niềm tự hào cho cộng đồng khoa học Việt Nam. Nữ Giáo sư đã từng chia sẻ: "Khi qua Mỹ, nếu có một cái tên nước ngoài sẽ thuận tiện hơn nhưng tôi vẫn giữ nguyên cái tên Việt Nam. Bởi tôi là người Việt Nam, và cái tên của mình là do cha mẹ chọn nên tôi không muốn đổi". Trăn trở về giữ chân người tài Giáo sư Quyên cũng rất trăn trở về việc giữ chân nhân tài cũng như khuyến khích các nhà khoa học trẻ đam mê với nghiên cứu khoa học tại Việt Nam "Con người không chỉ cần sống cho bản thân mà còn phải lo cho gia đình. Nếu được trả lương tương xứng, họ mới có thể chú trọng làm việc và đầu tư nghiên cứu." "Ở Việt Nam, tôi thấy rất ít nơi trả lương cho sinh viên học Tiến sĩ. Trong khi bên Mỹ, người học có thể được trả 32.000 USD - 34.000 USD/năm (khoảng 750 triệu đồng - 800 triệu đồng), có bảo hiểm sức khoẻ hoặc được trả tiền học vấn trong trường nữa... Với nhiều đãi ngộ đó, người ta có thể chú trọng đi nghiên cứu và học tập, chứ không phải lăn lộn trong nhiều ngành kiếm sống".
Tứ Phúc |