Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8/2,ônglâytruyềnquađườngbuịkhíxep hang đuc ông Tăng Quần (Zeng Qun), Phó Cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải cho biết: các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch xác định virus corona chủng mới (nCoV) có thể lây qua aerosol.
Một số nguồn dịch thuật từ “aerosol” có nghĩa là "bụi khí" đã khiến không ít người dân hoang mang, lo lắng về con đường lây nhiễm của nCoV.
Theo Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, “aerosol” dịch đúng trong trường hợp này là “khí dung” - một trong các thủ thuật điều trị của ngành y tế. Virus corona mới có thể lây qua con đường khí dung chứ không lây lan trong không khí thông thường.
“nCoV chỉ có thể lây qua đường không khí nếu chúng ta tiếp xúc với giọt bắn của người bị nhiễm bệnh ở khoảng cách dưới 2m”, Thứ trường Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Thủ thuật khí dung thường dùng để điều trị cho một số bệnh lý đường hô hấp - Ảnh minh họa |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngoạn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, thổi vào đường hô hấp để các hạt thuốc bám dính trực tiếp vào hệ thống niêm mạc, từ đó có tác dụng điều trị tại chỗ.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với một số bệnh lý như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang, hen suyễn hay co thắt phế quản,…
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngoạn nhấn mạnh: Không chỉ virus, tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc khác đều có thể lây lan qua giọt khí dung nếu thực hiện quy trình không đúng cách.
Theo đó, nếu 2 bệnh nhân cùng dùng chung 1 bầu khí dung, nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
“Tuy nhiên, thực tế người ta ít làm khí dung tập thể. Thông thường, mỗi bệnh nhân sẽ có một hệ thống khí dung và thời gian làm khí dung riêng biệt. Hơn nữa, những trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV đều đã được cách ly nên việc lây virus theo con đường khí dung cho cộng đồng là không dễ dàng”, bác sĩ Ngoạn khẳng định.
Các nhân viên y tế sẽ có nguy cơ lây nhiễm nCoV rất cao nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn |
Đối với các nhân viên y tế, nguy cơ lây nhiễm các virus nói chung và nCoV nói riêng sẽ rất cao nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn. Bởi lẽ, virus corona sẽ còn tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt vật dung quanh người bệnh, tạo nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc bề mặt.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo: Nhân viên y tế cần hết sức chú ý khi thực hiện các thủ thuật, trong đó có thủ thuật khí dung, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo khi sử dụng thủ thuật khí dung trong điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV
Nguyễn Liên
- Ca dương tính virus corona thứ 14 tại Việt Nam là hàng xóm của 1 trường hợp được xác định dương tính trước đó, ở Vĩnh Phúc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Trà Long 'Mắt biếc' khiến Lê Dương Bảo Lâm 'cứng họng' tại 'Ơn giời'
Mô hình AI lý luận mới của OpenAI đạt cấp độ tiến sĩ toán học
Điểm sàn xét tuyến Trường ĐH Thủy lợi năm 2024
Nỗ lực kiểm soát dữ liệu của Trung Quốc qua các năm
Phản ứng của ca sĩ Bích Tuyền khi Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện đòi 50 triệu USD
Soi 'núi tiền' Apple, Google đã đổ vào trí tuệ nhân tạo AI
Asus ra mắt đồng hồ tập luyện thể thao VivoWatch 5 và VivoWatch SP
7 điều cần chú ý kẻo bị phạt khi lái xe xuất hành ngày Tết Nguyên Đán
Phổ điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT năm 2024