Ngày 25/2,âydựngkhuônviêntrườngđạihọcantoànbảovệnữsinhvàgiáoviêkết quả siêu cúp anh tại Hà Nội, hơn 100 đại biểu là sinh viên, học viên cao học, cán bộ, giảng viên đến từ các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Thái Nguyên và ĐH Hồng Đức-Thanh Hóa tham gia sự kiện ra mắt dự án “Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn”.
Chương trình do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhằm xóa bỏ bạo lực giới bao gồm quấy rối tình dục tại các trường đại học.
Ông Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Bạo lực hiện diện ở mọi nơi và xảy ra với mọi cá nhân không phân biệt tuổi tác hay trình độ. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói riêng và các trường ĐH sư phạm nói chung có đặc trưng là số lượng sinh viên nữ chiếm tỉ lệ khá lớn, vì thế nguy cơ sinh viên nữ là nạn nhân hay người trải nghiệm những hình thức của bạo lực hẹn hò, quấy rối tình dục là một trong những vấn đề cần được quan tâm.
Ông Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu. |
Chương trình này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho hơn 2.000 sinh viên và 300 giáo viên, cán bộ nhân viên tại các trường đại học với 3 hoạt động chính.
Cụ thể là, đánh giá tình hình an toàn của sinh viên và cán bộ, giảng viên nữ trong các trường đại học làm cơ sở xây dựng chính sách bảo đảm an toàn cho sinh viên; chiến dịch truyền thông trực tiếp và trực tuyến nâng cao nhận thức cho sinh viên về vấn đề bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cũng như cách ứng phó khi bị bạo lực; thiết lập kênh hỗ trợ khẩn cấp và thường xuyên cho những sinh viên, cán bộ nữ bị bạo lực thông qua phòng tham vấn tâm lý đặt tại các trường đại học.
Bà Lê Thị Hằng - Phó vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, đây là sáng kiến đầu tiên được thực hiện bài bản, có hệ thống theo hướng dẫn chung toàn cầu ở môi trường đại học ở Việt Nam.
“Sự kiện này cũng cho thấy vai trò của các trường đại học sư phạm trong việc tuyên truyền, lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới, chấm dứt mọi hình thức bạo lực với sinh viên và cán bộ nữ trong trường đại học.
Bà Lê Thị Hằng - Phó vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT phát biểu |
Những số liệu thu được từ dự án này sẽ là cơ sở có giá trị cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, Bộ GD&ĐT và các cơ quan khác để ban hành những quy định, chính sách thiết thực, hiệu quả nhằm bảo đảm môi trường học đường an toàn không bạo lực cho sinh viên”, bà Hằng nhìn nhận.
Các hoạt động được triển khai theo hướng dẫn toàn cầu của UN Women về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trong khuôn viên trường đại học, góp phần thực hiện mục tiêu 5 trong khuôn khổ Các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Các đại biểu tại lễ khởi động chương trình. |
Theo bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ quản lý chương trình, UN Women, bạo lực giới hiện diện ở mọi nơi và xảy ra với mọi cá nhân không phân biệt tuổi tác hay trình độ. Bạo lực giới tại trường học và khuôn viên trường đại học bao gồm quấy rối tình dục không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý của nạn nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nền giáo dục và kinh tế của quốc gia.
“Với kinh nghiệm quốc tế nhiều năm, UN Women sẽ đồng hành cũng các trường đại học tại Việt Nam để xây dựng những khuôn viên trường học an toàn và bình đẳng”, bà Lan Phương nhấn mạnh.
Trong phần thảo luận, đại diện Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên và ĐH Hồng Đức-Thanh Hóa đều khẳng định sự cần thiết của những dịch vụ hỗ trợ tâm lý có hệ thống và được đào tạo bài bản giúp sinh viên, cán bộ và giảng viên tại các trường có thể bảo vệ bản thân và lên tiếng trước những hành vi bạo lực giới.
Linh Chi
Từ vụ Ngô Hoàng Anh bị tố cáo “gạ tình” nữ sinh và việc các nạn nhân chưa được bảo vệ từ nơi đáng ra các em có thể tin tưởng nhất cũng là lúc để các trường xem lại chính sách an toàn trước sự lạm dụng, quấy rối.