Chuyện con gái lập bàn thờ bố mẹ đẻ ở nhà chồng, chuyên gia văn hóa giải đáp_bd nhan dinh nha cai

Mới đây,ệncongáilậpbànthờbốmẹđẻởnhàchồngchuyêngiavănhóagiảiđábd nhan dinh nha cai báo VietNamNetđăng tải loạt bài chia sẻ của độc giả về chuyện thờ cúng, chuyện con gái có nên lập bàn thờ cha mẹ đẻ ở nhà chồng, hay chuyện ở chung cư có cần thiết lập bàn thờ.

Mỗi người có ý kiến khác nhau nhưng điều cốt lõi đều đề cao chữ hiếu, đạo làm con.

thocung.jpg
Ảnh minh họa: PX

Chia sẻ về chuyện thờ cúng của Việt Nam, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, theo quan niệm xưa, chỉ có con trai và là con trai trưởng mới lập bàn thờ, tổ chức thực hành việc thờ cúng khi cha mẹ khuất núi.

Phụ nữ theo chồng thời ấy, nếu lập bàn thờ thờ cúng cha mẹ đẻ là "không hợp lễ".

Tuy nhiên, lễ là quy định chung, còn thực tế thì phong phú hơn nhiều vì hoàn cảnh mỗi người một khác. Đặc biệt, với sự phát triển văn hoá xã hội hiện đại, điều kiện của mỗi người phụ nữ đa dạng hơn nhiều. Phong tục tập quán cũng phải phù hợp.

Và cái gọi là “hợp lý” cũng cần ứng vào hoàn cảnh cụ thể từng người.

Khi nhận xét việc làm của một ai đó, đầu tiên phải hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể của họ, không thể phán chung chung, chủ quan là hợp lý hay không hợp lý. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh nên cần phải hiểu và tôn trọng hoàn cảnh của nhau.

Hoàn cảnh cụ thể ở đây là “con gái lấy chồng”. Tuy nhiên, ta cần nhìn vào những hoàn cảnh cụ thể hơn: Người con gái đó là con một hay có đông anh chị em? Người đó sống quây quần trong làng hay sống với chồng cách nửa vòng Trái đất?

Người đó lấy chồng là trai cả hay trai thứ, điều kiện cư trú của gia đình nhà chồng ra sao? Gia đình chồng có đồng thuận với việc đó không? Rồi việc thờ tự sẽ như thế nào để đảm bảo được sự yên ấm trong gia đình?...

chuyengiahungvi.jpg
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không có giải pháp chung cho tất cả mà chỉ có sự ứng hợp hoàn cảnh cụ thể. Ví như sống cạnh nhà anh trai đã có bàn thờ thì sang nhà anh thắp hương, sẽ được mọi điều. Đó vẫn là thờ cúng cha mẹ.

Chuyên gia khẳng định, nếu đôi bên thuận tình thì việc thờ phụng nội, ngoại chung một nhà là chuyện hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên, nên bố trí bàn thờ trong một gian chung, một mặt bằng chung, ở giữa là ngai hoặc bài vị thờ chung thần phật và tổ tiên. Bên trái là thờ các thế thứ bên nội. Bên phải là thế thứ bên ngoại.

Vào ngày sóc (ngày mùng 1),  ngày vọng (ngày rằm) nên thắp hương chung. Ngày giỗ đôi bên thì có cáo bên này, bên kia, xin làm lễ.

Chia sẻ về vấn đề nhiều người ở chung cư không muốn lập bàn thờ vì cho rằng cha mẹ còn sống, chung cư không phải nhà riêng, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nhận định điều này tùy vào hoàn cảnh.

Nhưng về cơ bản, nên có một bàn thờ có tỷ lệ hài hoà với bài trí nội thất, với điều kiện sống và có cách thờ tự hợp lý trong tổng thể chung.

“Thờ tự người đã khuất là để tri ân, là vì người sống. Sống với nhau hòa thuận, tử tế, hạnh phúc thì ở cõi thiêng liêng cũng thanh thản, vui mừng.

Người sống đừng để người đã khuất 'mang tiếng' vì cách sống của mình. Đó mới là thực hành tốt nhất đạo hiếu thảo trong cuộc đời”, ông nói.

Muốn lập bàn thờ cho bố mẹ đẻ, con dâu cay mắt nghe bố chồng nói mấy câu

Muốn lập bàn thờ cho bố mẹ đẻ, con dâu cay mắt nghe bố chồng nói mấy câu

Khi tôi mở lời muốn lập bàn thờ cho bố mẹ đẻ ở nhà chồng, bố chồng đã nói mấy câu khiến tôi rơi nước mắt.
Cúp C1
上一篇:Bị đòi nợ tiền tỷ trong lễ ăn hỏi con gái, bố cô dâu tái mặt
下一篇:Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1