Những thay đổi lái xe cần chú ý_keo nah cai

  发布时间:2025-01-26 05:39:09   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Những thay đổi lái xe cần chú ý_keo nah cai。

Từ khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành với điểm đáng chú ý là tăng mức xử phạt trường hợp “vượt đèn vàng” ngang bằng mức vi phạm vượt đèn đỏ đã gây nhiều tranh cãi trái chiều.

Luật Giao thông đường bộ và QCVN 41:2012/BGTVT (phần tín hiệu đèn giao thông) quy định “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng,ữngthayđổiláixecầnchúýkeo nah cai trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”, thì tại QCVN 41:2016/BGTVT đã được bổ sung thêm: “...Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”. Như vậy, thay vì khó khăn trong xác định trường hợp đã đi quá vạch dừng khi đèn vàng bật sáng hay chưa, thì từ 1-11-2016, các phương tiện khi đang tiến sát đến vạch sơn dừng xe mà thấy nguy hiểm thì được phép đi tiếp. Nắm được nội dung này, chủ phương tiện sẽ rất chủ động trong xử lý tình huống, sao cho an toàn nhất...

{keywords}

Biển 124c,d,e,f cấm rẽ đồng thời cấm quay đầu, một trong những bổ sung của QCVN 41:2016/BGTVT.

Về tranh cãi xe bán tải là... xe gì, khi tham gia giao thông đi làn đường nào, có bị quy định giờ cấm hay không... đã xảy ra từ bao lâu nay. Nhiều người cho rằng, xe bán tải phải xử lý tương tự xe tải do cùng mang biển số C, D. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng căn cứ số chỗ ngồi trên xe và tải trọng của xe, xe bán tải chỉ xử lý như xe con. Nhưng nay, với quy chuẩn mới này, xe bán tải đã được coi là xe con trong các trường hợp quy định về hiệu lực của biển báo, biển chỉ dẫn, phân làn… Xe bán tải không được xem như là xe con trong quy định niên hạn sử dụng hay đăng ký biển số.

Điều 30.9 “Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay sau nơi giao như theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu được mặc nhiên xem là hết hiệu lực” được nhiều lái xe khen “tuyệt vời”. Vì đơn cử các đường có biển báo, hiệu lệnh, cấm như phân làn, tốc độ, khu vực đông dân cư nếu qua một ngã tư mà không có biển báo nhắc lại thì mặc nhiên biển báo đó đã hết hiệu lực. Người lái xe có thể chạy với tốc độ ngoài khu vực đông dân cư mà không bị phạt.

Một điểm khá mới trong QCVN 41:2016/BGTVT mà nhiều lái xe nên cập nhật là sự thay đổi quy định của biển số 123a. Trước đây, nhiều người tham gia giao thông và lực lượng chức năng vẫn tranh cãi về tình huống cứ “cấm rẽ trái là cấm quay đầu”. Nay tình trạng này sẽ chấm dứt, bởi QCVN 41:2016/BGTVT đã bổ sung thêm biển 124c,d,e,f quy định các vị trí vừa cấm rẽ - vừa cấm quay đầu...

Hiểu đúng về định nghĩa “vượt phải” trong QCVN 41:2016/BGTVT có lẽ sẽ giúp lái xe chấm dứt tranh luận trên các diễn đàn về giao thông trong thời gian qua: “Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ”.

Và, hành vi “vượt phải” được coi là “vượt qua nhau” theo Điều 3.61 “Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ”. Như vậy, để vượt các xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.

Dù có rất nhiều điểm mới, bám sát thực tế và thuận lợi hơn cho người tham gia giao thông, song đa số ý kiến người tham gia giao thông cho rằng, để góp phần phổ biến quy định về giao thông đường bộ đến đông đảo người dân, Bộ GTVT nên cải tiến theo hướng khi đưa ra các quy chuẩn mới cần lập luôn bảng thống kê, so sánh các quy định nào đã được sửa đổi, quy định nào mới được đưa vào… so với quy chuẩn cũ. Như vậy, người tham gia giao thông sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận các điểm mới trong quy chuẩn giao thông đường bộ, đồng thời hạn chế việc tranh cãi giữa người tham gia giao thông và lực lượng thi hành nhiệm vụ trong trường hợp xảy ra vi phạm.

(Theo Hà Nội Mới)

相关文章

最新评论