- Đề tài "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" là đề tài khá tốt và tôi đang khuyến khích tác giả in thành sách" - GS. TS Nguyễn Văn Hiệp,ànhvinịnhtrongtiếngViệtlàđềtàikhátốleipzig đấu với augsburg Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chấm luận án cho đề tài nghiên cứu khẳng định tại cuộc họp báo sáng nay, 22/4.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, việc dư luận trên mạng bình luận về đề tài này là vì đã hiểu theo nghĩa xã hội học dung tục. Theo ông, muốn hiểu được đề tài này phải đặt bối cảnh lý thuyết học thuyết của nhà triết học ngôn ngữ nổi tiếng J.L. Austin về hành vi ngôn ngữ.
GS. TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng không nên hiểu đề tại nịnh trong tiếng Việt theo nghĩa dung tục. Ảnh: Lê Văn. |
Theo ông Hiệp, nếu vào tìm kiếm trên Google thì có thể tìm thấy có hàng trăm luận án nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ cụ thể, được chia làm 5 nhóm hành vi chính: Nhóm hành xác tín khi trình bày, nhóm cam kết, nhóm biểu cảm, nhóm tuyến bố. Trong đó hành vi nịnh, chê, khen, chia buồn thuộc nhóm biểu cảm.
Ông Hiệp phân tích, các hành vi ngôn ngữ có những đặc trưng chung mang tính nhân loại, song cũng có những đặc trưng riêng về mặt văn hóa, dân tộc.
"Ví dụ như "thề"có đặc trưng riêng cho nhân loại nhưng có đặc trưng riêng cho dân tộc. Châu Âu viện Chúa trời. Nhưng phương Đông thềkiểu khác. Dân tộc thiểu số thề khác", GS Hiệp giải thích.
Từ đó, GS Hiệp cho rằng, việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ (như hành vi nịnh) trong từng ngôn ngữ đồng thời so sánh với các ngôn ngữ khác để từ đó thấy được tư duy, văn hóa ảnh hưởng tới ngôn ngữ thế nào.
Từ đó, ông Hiệp khẳng định, không thể đánh giá đề tài nghiên cứu "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" theo nghĩa xã hội học dung tục là "nghiên cứu cái này để dạy người ta đi nịnh" được.
"Từ góc độ ngôn ngữ học thì đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận trong việc xác định những cái chung, cái riêng trong hành vi nịnh trong ngôn ngữ của người Việt với thế giới, góp phần vào lý luận hành vi ngôn ngữ", GS Hiệp phân tích. "Chân lý nhân loại được xây dựng qua những cái cụ thể như vậy".
GS Hiệp cũng cho rằng, luận án này cũng mang tính thực tiễn, bởi nó giúp chúng ta hiểu thế nào là nịnh để tránh xa.
"Chúng ta nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ súy cho phạm tội mà ngăn ngừa tội phạm. Tương tự như vậy chúng ta nghiên cứu hành vi nịnh trong ngôn ngữ có thể giúp xã hội nhận ra đây là kiểu nịnh nào khi một người nói. Tại sao chúng ta lại quy chụp rằng nịnh mà cũng nghiên cứu?", GS Hiệp đặt câu hỏi.
GS Hiệp cũng cho rằng, khoa học hàn lâm thì "không thể nói một hồi là hiểu được. Muốn hiểu được thì người nghe, người đọc hiểu được thì cần phải có chuyên môn.
Nói về chất lượng của luận án tiến sĩ này, GS Hiệp khẳng định đây là một luận án "khá tốt" và giải thích thêm rằng, ông đánh giá như vậy bởi ông là người yêu cầu cao. Đồng thời, GS Hiệp cũng cho biết, ông khuyến khích tác giả của luận án nghiên cứu thành sách để phổ biến rộng rãi hơn kết quả nghiên cứu.
"Nếu dư luận vẫn nghi ngờ thì có thể yêu cầu Học viện (KHXH) vào hậu kiểm. Tôi có thể chắc chắn đây là luận văn được đánh giá rất tốt", GS Hiệp khẳng định.
Lê Văn(ghi)
Bộ Giáo dục phản hồi thông tin "lò sản xuất tiến sĩ" 顶: 322踩: 8856
评论专区