Lo lắng về điều bình thường có thể là chuyện thường tình. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta thôi không đặt ra hoài nghi về cái gọi là bình thường. Tôi luôn gặp khó khăn khi chọn một đôi giày cho mình. Đó không chỉ bởi lý do thật khó tìm được đôi giày nào vừa với đôi chân ngoại cỡ của tôi mà còn bởi thái độ của người bán giày với sắc thái biểu cảm đa dạng từ sợ hãi đến không thể tin được. Khi mới lớn,ànchâncủaconngườingàymộttohơbóng đá trực tiếp hôm nay việt nam tôi luôn co rúm lại mỗi khi ai đó đáp lại lời thì thầm của tôi: ‘Shop có giày size 9 không?’ bằng một tiếng kêu thảng thốt: ‘Size 9 á?!’ Đúng, chân tôi cỡ 9 ở nước Anh, nghĩa là cỡ 43 theo chuẩn châu Âu, là cỡ 11 theo chuẩn của Mỹ. Và thế là trong suốt những năm tháng tuổi mới lớn, tôi chỉ đi một đôi giày thể thao màu trung tính hoặc giày DMs đến tận khi nó rách tả tơi. Bây giờ, tôi vẫn ghét mua giày. Tuy nhiên trong khoảng 25 năm hoặc nhiều hơn thế điều làm tôi ngạc nhiên là số lượng người nữ đi giày size 9 hoặc size 10. Tuy vậy, cỡ giày được bán trong các cửa hàng vẫn không thực sự thay đổi qua bao nhiêu năm đó. Đôi khi, bạn có thể tìm được giày cỡ 9 trong một số cửa hàng giá rẻ trên phố nhưng hầu hết phụ nữ ở Anh cỡ giày to nhất là 8. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Fashion Gone Rogue. Nhưng rõ ràng là chân của chúng ta sẽ ngày một to hơn. Một cuộc điều tra bởi đại học Podiatry cho thấy cỡ giày của người Anh đã to hơn 2 cỡ so với những năm 1970: cỡ giày trung bình của nam giới là 8-10, trong khi cỡ giày của nữ là 4-6. Điều này cho thấy cỡ giày ngày nay to hơn cỡ giày cách đây 50 năm. Nếu cho là sự phân bổ kích thước chân ở Anh khớp với Mỹ, khi đó chúng ta có cỡ giày ‘bình thường’ cho nữ giới (95% dân số) là từ size 3 đến size 9. Vì vậy có thể kết luận cỡ 9 là bình thường. Ví dụ về chiếc giày khiêm tốn giúp minh họa một số điều. Trước tiên, một cơ thể bình thường không chỉ được định hình từ những điều bình thường mà nó còn được quyết định bởi một loạt các yếu tố về văn hóa và mong muốn (bao gồm cả việc quyết định lựa chọn loại giày để bán tại cửa hàng). Cả hai ý nghĩa này đều quyết định việc chúng ta đánh giá kích thước phù hợp của bàn chân, song kỳ vọng về văn hóa có tính ảnh hưởng đặc biệt. Sau tất cả, nếu như thời mới lớn tôi có thể dễ dàng tìm mua một đôi giày và không ai tròn mắt khi hỏi kích cỡ giày của tôi, thì tôi sẽ không bao giờ nghĩ mình có đôi chân khác thường. Do đó, qua các lần lựa chọn của khách hàng sẽ hình thành nên ý niệm của chúng ta về cái bình thường. Khi mọi người tự may quần áo cho mình, việc so sánh kích thước của bạn với người khác sẽ không còn quan trọng nữa. Điều thứ hai là cách chúng ta quan tâm về thay đổi kích thước và hình dạng cơ thể thể hiện hay làm sáng tỏ nỗi lo ngại lớn hơn của nhân loại. Một bài báo trên BBC về khảo sát cỡ giày được trích dẫn ở trên chuyển từ việc cỡ giày ngày một tăng đến cái gọi là ‘đại dịch béo phì’.