发布时间:2025-01-10 03:03:00 来源:Betway 作者:Nhận Định Bóng Đá
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc khái quát về việc người nông dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng các công nghệ chuyển đổi số như Big Data,ỨngdụngcôngnghệtrongcanhtácGiảmchiphítăngthunhậpchongườidâbảng xếp hạng c3 mới nhất công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt cho năng suất cao.
Chăm sóc cây trồng trên…điện thoại thông minh
Chỉ cần một thao tác nhanh trên điện thoại, vườn cây ăn quả hơn 2.000m2 trồng các loại dưa lưới, dưa leo và nhiều loại cây trồng khác của HTX nông nghiệp công nghệ cao La’sfarm Ân Phong (xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã được tưới, chăm sóc, bón phân mà không cần ra tận vườn.
Anh Trần Bảo Diệp (35 tuổi, trú thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) là một trong những sáng lập viên HTX La’sfarm Ân Phong. Anh Diệp cho biết, anh bắt đầu trồng hoa và trồng dưa lưới từ năm 2015. Ban đầu, để tiết kiệm chi phí, anh Diệp đã mua một số dụng cụ đơn giản để làm tưới nhỏ giọt.
Trải qua quá trình trồng cây, anh Diệp tiếp tục nghiên cứu đầu tư lắp ráp hệ thống tưới nhỏ giọt tự động hẹn giờ và điều khiển sản xuất trên điện thoại thông minh theo công nghệ Israel đến từng gốc cây. Việc sử dụng công nghệ tưới này đã giúp anh tiết kiệm thời gian chăm sóc và công lao động.
Theo anh Diệp, với công nghệ này, từng loại phân cần bón được pha sẵn theo từng loại trong từng bồn. Đến giờ tưới, hệ thống tưới tự bật, từng loại phân trong bồn sẽ chảy qua bồn mẹ tùy liều lượng đã được hệ thống mặc định. Máy bơm chính sẽ hút tất cả những lượng phân và đưa ra tưới cây. Việc này giúp cho anh Diệp đỡ được việc pha chế phân hằng ngày.
“Trước tôi dùng hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản là những đường ống. Đường ống này hoạt động hiệu quả không cao, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng thì hư hỏng. Sau này, tôi nghiên cứu mua đồ lắp ráp thành hệ thống, có bồn chứa, có hệ thống điều khiển. Hệ thống tưới khoẻ, nhàn, máy móc tự làm để thời gian tôi có thể làm những việc khác”, anh Diệp chia sẻ.
Năm 2018, anh Diệp ứng dụng công nghệ nhà màng vào trồng cây để tăng năng suất. Hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất từ ghi nhật ký trồng trọt, quản lý cây trồng đều được anh Diệp quản lý bằng công nghệ và điều khiển trên chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính.
Bộ cảm biến trong nhà màng sẽ giúp anh điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để cây phát triển. Bộ cảm biến sâu bệnh hại được mặc định một số dấu bệnh, vết bệnh cây trồng hay mắc để báo cho người trồng dễ dàng phát hiện và chăm sóc.
“Ở trên điện thoại tôi vẫn có thể theo dõi, chăm sóc cây trồng từ xa, không cần ra tận vườn nên có thể yên tâm đi công tác. Việc này giúp cho tôi đỡ tốn thời gian chăm sóc và công lao động. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng cũng được quản lý dễ dàng, giúp đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây”, anh Diệp chia sẻ.
Sau khi thành công trong việc trồng dưa lưới và các loại cây bằng việc áp dụng công nghệ, anh Diệp cùng các cộng sự đã thành lập HTX nông nghiệp công nghệ cao La’sfarm Ân Phong để liên kết những hộ dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị nông sản của địa phương. Đến nay, mỗi năm, HTX La’sfarm Ân Phong đã cung cấp ra thị trường khoảng 60 tấn dưa lưới và nhiều loại nông sản khác.
Nhiều nông dân áp dụng công nghệ 4.0 vào trồng trọt
Bà Nguyễn Đặng Thị Thu Hoài, Bí thư huyện uỷ Hoài Ân cho biết, huyện uỷ, UBND huyện Hoài Ân tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã áp dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt là đầu tư hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao trên diện tích cây ăn quả.
Không chỉ ở HTX La’sfarm Hoài Ân mà hơn 50 ha diện tích bưởi da xanh, tập trung tại các xã Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Nghĩa, Ân Tín, Ân Đức, Ân Thạnh cũng đã được người nông dân áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm. Các sản phẩm bưởi da xanh này đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy Chứng nhận nhãn hiệu.
“Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra tiêu thụ ổn định, bền vững, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương”, bà Hoài chia sẻ.
Không chỉ áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm, tưới nhỏ giọt mà hiện nay, người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng đã áp dụng các công nghệ chuyển đổi số như Big Data, công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt. Công nghệ này giúp phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, thuốc bảo vệ thực vật,… mang lại hiệu quả, nâng cao được giá trị sản xuất và phát triển bền vững.
“Người dân áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, canh tác. Từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho hay.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định sử dụng phần mềm trong quản lý dữ liệu về bảo vệ thực vật, quản lý dịch bệnh. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định phối hợp với Sở TT&TT rà soát đưa sản phẩm của hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cũng đang rà soát các ứng dụng, phần mềm hiện có để phân loại và số hóa, tạo thành dữ liệu chung của tất cả lĩnh vực để xác định được cơ sở dữ liệu trong từng lĩnh vực. |
Diễm Phúc
相关文章
随便看看