Tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp,ứngườitrưởngthànhngườibịtănghuyếtákết quả giải ngoại hạng bhutan tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc. Gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 1 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và con số này sẽ tăng lên 1,5 tỷ người năm 2025, mỗi năm có khoảng 9,4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc. Cũng theo WHO, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…. những bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh lý này được xếp cùng nhóm với các rối loạn, bệnh lý nguy hiểm khác như béo phì, tiểu đường tuýp 2, cholesterol cao… Tăng huyết áp còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì chúng thường không có những biểu hiện hay triệu chứng cảnh báo trước. Nhiều người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào và thậm chí không biết mình bị bệnh. Chỉ có một số ít các bệnh nhân tăng huyết áp là có một vài triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt đỏ bừng, ù tai… Tại Việt Nam, trong số 12 triệu người mắc tăng huyết áp có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp là tuổi tác, thừa cân - béo phì, lối sống (ăn mặn, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu bia thuốc lá), yếu tố tiền sử gia đình… Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch. Chủ động phòng, chống tăng huyết áp Ngày 17/5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp. Thông điệp qua mỗi năm đưa ra rất đơn giản nhưng có ý nghĩa thiết thực trong phòng chống tăng huyết áp. Kể từ năm 2015, và trong 5 năm tiếp theo, chủ đề chính của Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp là “Hãy biết con số huyết áp của bạn”. Theo chuyên gia y tế, người bệnh được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) trên hoặc bằng 90mmHg. Biện pháp duy nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp là đo huyết áp thường xuyên, nhất là khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc chỉ số huyết áp gần đến giá trị 140/90 mmHg. Trong trường hợp sức khỏe bình thường, tăng huyết áp chỉ có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra huyết áp hằng ngày tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế. Phần lớn những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh. Chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên duy trì cân nặng hợp lý, xó chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo bão hòa (chất béo động vật) và cholesterol. Một trong những lưu ý để phòng ngừa tăng huyết áp là ăn nhạt, ăn ít muối (dưới 5g/ngày), Đều đặn tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức thích hợp với tình trạng sức khỏe (khoảng 30- 60phút/ mỗi ngày). Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá hoặc thuốc lào; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngọc Hân |