Tại sao nhiều người ghét emoji mặt cười?_phân tích bóng đá
Nhân ngày Quốc tế emoji 17/7,ạisaonhiềungườighétemojimặtcườphân tích bóng đá một lần nữa câu hỏi "vì sao nhiều người ghét biểu tượng mặt cười" lại được bàn luận nhiều trên Internet.
Biểu tượng emoji "mặt cười" (smiley) ra đời cuối những năm 90 của thế kỷ 20 bởi Shigetaka Kurita, một nhân viên của công ty viễn thông Nhật NTT Docomo. Theo Quarzt, ban đầu emoji này được dùng để thể hiện sự hạnh phúc với hình tượng một gương mặt đang nhoẻn miệng cười.
Tuy nhiên, vì cách thể hiện của họa sĩ khiến nhiều người ngày nay sử dụng hàm ý sâu xa của nó nhiều hơn nghĩa gốc. Trang Quarzt mô tả emoji smiley mang ý nghĩa của sự khinh miệt, nhạo báng. Thậm chí, đôi lúc nó còn được hiểu là dấu hiệu của sự nguy hiểm, thâm độc che dấu bên trong một nụ cười.
Biểu tượng smiley bị rất nhiều người dùng ghét vì cho rằng đây không phải là nụ cười thành thật. |
Một bài viết thu hút 19.000 lượt thích đăng tải trên Zhihu, trang hỏi đáp lớn tại Trung Quốc lý giải khá khoa học cho biểu tượng mặt cười này. Theo An Yong, tác giả bài viết, nụ cười bình thường hình thành từ cơ gò má, cơ mi mắt, cơ môi.
Biểu tượng smiley thể hiện một nụ cười vô cảm khi các cơ gò má cố khéo miệng lên những cơ môi đang cố kìm lại nụ cười. Thêm nữa, cơ mi mắt hoàn toàn đứng yên vô hồn.
"Khi bạn cười thật tâm, các cơ trên gương mặt bạn sẽ hoạt động dữ dội. Cơ mi sẽ khiến bạn nhắm tịt mắt lại", An Yong chia sẻ trên bài viết.
Bên cạnh đó, ánh mắt của biểu tượng smiley không thể hiện dấu hiệu của trạng thái cười. Trên WeChat, ánh mắt biểu tượng smiley nhìn xuống thể hiện cho sự thay đổi tâm trạng như tiêu cực, cảm giác tội lỗi, thất vọng, không đồng tình, giận dữ, nhút nhát...
Trang Quarzt khuyên người dùng không nên sử dụng biểu tượng smiley khi muốn thể hiện sự hạnh phúc qua nụ cười bởi nó có thể bị hiểu sai. Thay vào đó người dùng nên dùng những biểu tượng thể hiện nụ cười chân thành hơn.
Niềm hạnh phúc có thể biểu hiện một cách chân thành qua những emoji này. |
Các emoji có nghĩa là "ký tự hình ảnh", ban đầu được vẽ lại từ các emoticon "biểu tượng cảm xúc" để diễn đạt cảm xúc của con người khi nhắn tin.
Vì nhiều lỗi hình ảnh mà một số emoji bị hiểu sai ý nghĩa. Ví dụ emoji "high five" (hai bàn tay đập vào nhau) bị hiểu nhầm là "pray" (chắp tay cầu nguyện), emoji "trái đào" là bị hiểu là mông người...
Năm 2017, emoji "cười ra nước mắt" được bình chọn là biểu tượng cảm xúc của năm. Ảnh: Emojipedia. |
Từ năm 2014, Jeremy Burge, người sáng lập bách khoa toàn thư Emojipedia đã chọn ngày 17/7 làm ngày Quốc tế emoji. Ngày này được chọn vì có một emoji hình lịch trên iOS được họa sĩ vẽ dòng chữ "17 July".
Để ăn mừng ngày quốc tế emoji, người dùng sẽ chọn ra emoji của năm. Năm 2017, biểu tượng "cười ra nước mắt" được bình chọn là emoji được yêu thích nhất, xếp thứ hai là "cục phân" và thứ ba là "gương mặt đăm chiêu".
相关文章
Nữ diễn viên Jung Chae Yul đột ngột qua đời ở tuổi 27
Về thông tin nữ diễn viên kiêm người mẫu Jung Chae Yul đột ngột qua đời, đại diện2025-01-24Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/4/2024: Tứ kết lượt về Cúp C1, U23 châu Á
Lịch thi đấu bóng đá hôm nayNGÀY GIỜTRẬN ĐẤUTRỰC TIẾPUEFA CHAMPIONS LEAGUE 2023/24 – TỨ KẾT LƯỢT VỀ12025-01-24Kỳ lạ nhóm người tình nguyện ăn thức ăn nhiễm hàn the, formol suốt 5 năm
Thời đó, thực phẩm ở Mỹ được sản xuất hàng loạt và được vận chuyển đi xa thay vì trồng tại vùng và b2025-01-24- Leeds giành chiến thắng giòn giãĐội hình xuất phátLeeds United:Me2025-01-24
Sao Việt 22/4: Tuổi 54 Lý Hùng tất bật chạy show, Bảo Ngọc diện bikini gợi cảm
Sao Việt 22/4: Lý Hùng bảnh bao với trang phục trắng, đeo trang sức kim cương chăm chỉ2025-01-24Nhận định bóng đá U23 Indonesia vs U23 Uzbekistan, U23 châu Á
"Đây là một trận đấu khó khăn vì đối thủ rất mạnh, nhưng toàn đội đang có thể trạng tốt và chúng tôi2025-01-24
最新评论