Những cuộc tranh luận về việc liệu xe điện có thực sự giảm lượng khí thải nhà kính hay không vẫn đang diễn ra một cách sôi nổi. Mới đây,Ôtôđiệnchỉtốtchomôitrườngnếuđượcláihơbóng đá cúp c2 hôm nay một nghiên cứu từ cựu sinh viên của Đại học Harvard có tên Lucas Woodley, được công bố trên tờ “The Harvard Gazette”, có thể đã làm sáng tỏ vấn đề này.
Nghiên cứu của ông Lucas Woodley cho thấy các chủ sở hữu xe động cơ thuần điện (BEV) cần phải sử dụng trung bình 90.000 km trước khi thay pin mới, mới có thể đóng góp vào việc thúc đẩy quá trình di chuyển thân thiện với môi trường.
Trung bình, một người Mỹ lái xe khoảng 22.500 km mỗi năm. Vì vậy, sẽ cần khoảng 4 năm trước khi chủ sở hữu xe thuần điện (BEV) có thể tạo ra một sự giảm lượng khí thải nhà kính đáng kể hơn so với việc lái một chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong (ICE). Đối với những người sở hữu một chiếc xe điện cũ, thời gian này có thể kéo dài hơn.
Woodley cũng đề cập trong nghiên cứu của mình rằng các dòng xe điện phổ thông phải được lái ít nhất 45.000 km để bù đắp lượng khí thải đáng kể được tạo ra trong quá trình sản xuất bộ pin điện. Con số này có thể tăng lên đến 110.000 km, tùy thuộc vào kích thước của bộ pin.
Đơn cử như chiếc GMC Hummer EV – đi kèm với một bộ pin khổng lồ có dung lượng 212 kWh, sẽ tạo ra lượng khí thải có hại hơn trong quá trình sản xuất so với các xe điện có kích thước pin nhỏ, chẳng hạn như bộ pin 40 kWh trên chiếc Nissan Leaf. Các yếu tố như hiệu suất tiêu thụ năng lượng cũng đóng vai trò quan trọng.
Mặc dù xe điện có thể được coi là các loại xe không tạo ra khí thải từ ống xả, nhưng quá trình sản xuất điện để sạc cũng có thể tạo ra khí thải. Các nhà sản xuất ô tô như Ford đang phát triển công nghệ kết nối lưới (V2G) để giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy điện, nhưng điều này vẫn chưa đủ.
Nghiên cứu đã ghi nhận rằng một số chủ sở hữu xe điện vứt bỏ xe ngay cả trước khi đạt được quãng đường đi được đề xuất để giảm lượng khí thải nhà kính. Kết quả, những người này gây ra thêm nhiều thiệt hại hơn cho môi trường. Woodley đề xuất rằng những người này có thể nên lái xe chạy bằng động cơ đốt trong thay vì động cơ thuần điện.
Nghiên cứu khoa học này đã xác nhận các luận điểm từ giới phản đối xe điện đưa ra trong nhiều năm qua. Mặc dù sự cải tiến về hiệu suất đang được thực hiện hàng ngày, chúng ta còn một quãng đường dài trước khi xe điện có thể tạo ra tác động quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Nhật Hoàng(Theo Carbuzz)
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
'Bong bóng' xe ô tô điện bắt đầu xẹp khi cung vượt cầuHiện tượng "bong bóng" xe điện đang có dấu hiệu xẹp xuống ở Mỹ và Trung Quốc, khi lượng sản xuất dư thừa quá nhiều so với nhu cầu thị trường, nhất là trong bối cảnh thu nhập người dân giảm.