Carpenter v. United States là vụ kiện tụng đầu tiên về dữ liệu định vị điện thoại mà Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết sau khi nghe các phiên điều trần từ cuối tháng 11/2017. Bắt đầu từ một vụ cướp tại Detroit (Mỹ) vào năm 2011,ỹCảnhsátphảicótráttòamớiđượctheodõidữliệuđiệnthoạicánhâdự đoán bóng đá kèo nhà cái cuộc tranh luận xoay xung quanh việc cảnh sát đã thu thập dữ liệu từ điện thoại di động của nghi can Timothy Carpenter thông qua nhà cung cấp thiết bị. Tổng cộng có 12.898 địa điểm trong khoảng thời gian 127 ngày từ những dữ liệu điện tử nói trên đã được cảnh sát tổng hợp mà không có lệnh từ phía tòa án. Một thẩm phán thuộc Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 6 đã kết luận dữ liệu định vị di động không được bảo vệ bởi Tu chính án thứ Tư (Forth Amendment) của Hiến pháp Mỹ, trong đó ngăn cấm việc tìm kiếm và bắt giữ không hợp lý, và đương nhiên không cần có lệnh của tòa để tiếp cận dữ liệu. Trong tuyên cáo của mình, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts nhận định việc tìm kiếm thông tin từ điện thoại của Carpenter của cơ quan chức trách được coi thuộc phạm vi của Tu chính án thứ Tư. "Lập trường của cảnh sát không thể theo kịp với những biến chuyển liên tục của ngành công nghệ số vốn tạo điều kiện cho việc theo dõi định vị của tất cả mọi người không chỉ trong thời gian ngắn mà trải dài qua nhiều năm". Vị Chánh án này cho rằng truy cập của chính phủ tới lịch sử dữ liệu GPS đã vi phạm vào quy định hiện hành về bảo mật và quyền riêng tư cá nhân, và dữ liệu trong quá khứ thậm chí còn có nguy cơ gây mất an toàn hơn cả theo dõi GPS thời gian thực. |