Những lỗ hổng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam CNTT đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực,ệtNamvàcáchgiảiquyếtbàitoántriệunhânsựngànapoli vs verona đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội. Toàn ngành CNTT hiện có khoảng 922.000 lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000 sinh viên đại học và cao đẳng ra trường. Tuy vậy, số lượng nhân lực CNTT hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn lực lao động trong nước. Tại hội thảo Nguồn nhân lực công nghệ và thương mại hóa sản phẩm công nghệ vừa được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện CNBCVT), bà Trương Lý Hoàng Phi - TGĐ VinTech City cho rằng, Việt Nam cần khoảng 1 triệu lao động về CNTT vào năm 2020. Ở Việt Nam, hiện có 3 mô hình hợp tác chủ yếu giữa các trường đại học và các doanh nghiệp CNTT. Mô hình thứ nhất giúp giải quyết vấn đề đầu ra, thứ 2 là kết hợp đào tạo và thứ 3 là doanh nghiệp hoặc các cựu sinh viên thành công quay trở lại tài trợ các hoạt động cho nhà trường. Theo bà Trương Lý Hoàng Phi, sau khi khảo sát tại 54 trường đại học có đào tạo về ngành CNTT, VinTech phát hiện ra 3 lỗ hổng lớn. Đầu tiên, đó là việc thiếu các mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các nhà nghiên cứu, sáng chế trong nhà trường. Để tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, việc hình thành nên tư duy khởi nghiệp ngay trong các trường đại học là điều rất quan trọng. Hơn ai hết, nhà trường phải chính là nơi ươm mầm cho các ý tưởng này. Tuy nhiên ở Việt Nam, vai trò của nhà trường trong việc giúp sinh viên hình thành nên tư duy khởi nghiệp là một khoảng trống cần phải được bù đắp. Bên cạnh đó, khi có ý tưởng và sản phẩm, các sinh viên Việt Nam lại phải đối mặt với việc thiếu hụt một hệ sinh thái hỗ trợ cho quá trình khởi nghiệp. Đây chính là những lỗ hổng lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực về CNTT tại Việt Nam. Làm thế nào để Việt Nam có được 1 triệu nhân lực về CNTT? Theo ông Đặng Hoài Bắc - Phó Giám đốc Học viện CNBCVT, con số 1 triệu nhân lực CNTT chất lượng cao là thách thức thực sự đối với Việt Nam trong thời gian tới. Không chỉ riêng Việt Nam, ngành ICT của Nhật Bản cũng đang thiếu khoảng 3 triệu lao động từ nay cho đến năm 2025. Ông Bắc cho rằng, với chính sách các trường đại học tự chủ 100% về kinh tế, so với các trường khối kinh tế, các trường đào tạo về công nghệ, đặc biệt là các trường công lập sẽ phải chịu áp lực lớn hơn rất nhiều. Điều này đến từ việc giới trẻ Việt Nam dường như thích thú hơn với các trường đại học thuộc khối tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển và tham gia tích cực của các doanh nghiệp công nghệ vào công tác đào tạo, xu thế này trong thời gian gần đây đã trở lại thế cân bằng. “Nếu chúng ta cứ đào tạo ra những người đếm tiền mà không tạo ra những người làm ra tiền thì xã hội sẽ trở nên mất cân bằng và thiếu ổn định”, ông Bắc nói. Để giải quyết thách thức về sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ, thầy Bắc cho rằng điều này nếu chỉ một mình các trường đại học thì không thể làm được. Thay vào đó, cần phải có sự chung tay giúp sức từ phía các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Ở góc nhìn của một doanh nghiệp công nghệ, bà Trương Lý Hoàng Phi cho rằng, thay vì hợp tác với các trường đại học theo những mô hình trước đây, VinTech muốn đi sâu hơn bằng việc tạo ra một quỹ tài trợ nghiên cứu ứng dụng (VinTech Fund). Các chương trình hợp tác và hỗ trợ của Vintech Fund bao gồm việc giúp hình thành nên các CLB công nghệ và khởi nghiệp ngay trong các trường đại học, qua đó tạo ra tư duy khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. VinTech cũng muốn hợp tác với các trường đại học bằng việc tạo ra các học kỳ doanh nghiệp bằng cách chia sẻ nguồn lực chuyên môn để tạo ra những chương trình học phù hợp với tiêu chuẩn nguồn nhân lực của thị trường. Bên cạnh đó, VinTech sẽ lấp đầy khoảng trống trong các công tác nghiên cứu bằng việc tài trợ cho phòng lab của các trường đại học. Với các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao của thày cô giáo và các bạn sinh viên, VinTech Fund cũng có thể cấp vốn để giúp thương mại hóa các sản phẩm ra thị trường. Chia sẻ về quan điểm của mình, ông Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch Đại học FPT cho rằng, 1 triệu nhân lực về CNTT chỉ là một con số tượng trưng. Theo ông Nam, với sự phát triển của ngành công nghệ, càng có nhiều nhân lực về CNTT sẽ càng tốt. Các trường đại học sẽ bị giới hạn về số lượng đào tạo, tuy nhiên nhu cầu của thị trường đối với nhân lực ngành CNTT là vô hạn, do đó sẽ chẳng có lời giải nào thỏa đáng để phát triển nhân lực ngành CNTT ngoài việc thúc đẩy tinh thần tự học của các bạn sinh viên. Đây sẽ là nguồn bổ sung quan trọng nhất về lực lượng nhân sự CNTT mà Việt Nam đang còn thiếu. Trọng ĐạtNhu cầu nhân lực ngành CNTT Việt Nam đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Ảnh: Trọng Đạt Hội thảo Nguồn nhân lực công nghệ và thương mại hóa sản phẩm công nghệ vừa được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt Theo ông Đặng Hoài Bắc - Phó Giám đốc Học viện CNBCVT, với xu hướng các bạn trẻ ngày nay quan tâm nhiều đến các ngành tài chính, ngân hàng, việc thúc đẩy đào tạo ngành CNTT sẽ đem tới sự cân bằng cho xã hội. Ảnh: Trọng Đạt Bà Trương Lý Hoàng Phi - TGĐ VinTech City có góc nhìn tích cực hơn khi cho biết VinTech sẽ đóng góp vào việc đào tạo ngành CNTT thông qua việc rót vốn từ quỹ đầu tư VinTech Fund. Ảnh: Trọng Đạt