Chia sẻ với VietNamNet,áoviênchỉmongđượclàmđúngchuyênmôncảithiệnmứclươketquabong da thầy Phạm Ngọc Hà, giáo viên Sinh học, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), thẳng thắn nhìn nhận ngành giáo dục hiện nay vẫn còn chậm chuyển biến; bệnh hình thức, ưa thành tích, hô khẩu hiệu vẫn diễn ra phổ biến.
“Rất nhiều loại hồ sơ, sổ sách, báo cáo không có giá trị thực tế khiến cho giáo viên mất thời gian, năng lượng làm công việc chuyên môn.
Đó là chưa kể có quá nhiều cuộc thi khiến giáo viên mệt mỏi, áp lực. Sự thay đổi liên tục các hình thức thi cử, nhiều cải cách… cũng là lý do khiến giáo viên thiếu niềm tin vào ngành”, thầy Hà nói.
Thầy giáo này bày tỏ mong muốn trong năm học mới, những cuộc thi mang tính hình thức, những loại sổ sách không có giá trị thực tế sẽ được bãi bỏ để giáo viên tập trung làm chuyên môn, nghiên cứu và sáng tạo trong giảng dạy.
Một thực tế khác được thầy Hà nhìn nhận, với nhiều giáo viên, để tiếp tục công tác trong ngành giáo dục là một sự cố gắng phi thường vì họ phải sống chật vật với đồng lương ít ỏi.
Cơ hội làm thêm của giáo viên không nhiều, cộng với định kiến cho rằng “giáo viên là phải nghèo” khiến nhiều người trẻ không muốn chọn nghề sư phạm, dẫn đến chất lượng đầu vào của các trường sư phạm giảm sút.
“Trong tương lai không xa, nếu không có sự định hướng vĩ mô về cải thiện thu nhập cho giáo viên, lực lượng lao động trong ngành giáo dục sẽ giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Do đó, tôi mong rằngcuộc sống của giáo viên và chất lượng ngành giáo dục sẽ có những khởi sắctrong thời gian tới”, thầy Hà nói.
Thầy Trương Công Một, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam), lại trăn trở việc gia đình, cộng đồng cùng nhà trường cần phải chung tay vận động học sinh tới lớp; các em học sinh có đủ quần áo, vở bút để đến trường, không có em nào phải bỏ học.
“Hiện nay, nhiều điểm lẻ của trường còn tạm bợ, phòng học dựng ván, lợp tôn; có những điểm trường không có sóng điện thoại, không có đường cho xe máy, giáo viên phải đi bộ rất vất vả. Tôi mong rằng Nhà nước sẽ quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường lẻ, nhà công vụ cho giáo viênvì đa số thầy cô phải ở lại trường cả tuần, thậm chí vài tuần.
Ngoài ra, trường cũng thiếu nhiều giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như không đủ giáo viên dạy tiếng Anh, không có giáo viên Âm nhạc. Trường hiện nay đang hợp đồng với 14 giáo viên nhưng mức lương quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ (khoảng 4,6 triệu). Thầy cô không được hưởng những chế độ như tiền đứng lớp, quản lý bán trú... nên rất khó đảm bảo cuộc sống để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo”, thầy Một nói.
Do đó, thầy Một kiến nghị giáo viên hợp đồng cần được hưởng chế độ theo Nghị định 111 như giáo viên tuyển dụng vì mức lương hợp đồng hiện nay rất khó thu hút được giáo viên lên miền núi công tác.
Bên cạnh đó, vị hiệu trưởng này cũng kiến nghị sớm thực hiện xếp lương theo Thông tư 08 (thay đổi Thông tư 02/2021), cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn Luật Giáo dục 2019 để có đủ giáo viên giảng dạy…
Từng có gần chục năm công tác tại Trường TH & THCS Sơn Thành Tây - một ngôi trường vô cùng khó khăn của Tây Hòa, sau đó tới làm việc tại Trường THCS Nguyễn Anh Hào (huyện Tây Hòa, Phú Yên), cô Nguyễn Thị Hầng nhận thấy học sinh ở những nơi này còn nhiều khó khăn khi có em chưa đủ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo cho năm học mới.
“Hiện nay, vì các trường được chủ động trong lựa chọn SGK nên tôi rất khó khăn khi quyên góp SGK từ thành phố lên trường cho các em. Tôi mong sẽ có nhiều chế độ quan tâm hơn đến học sinh vùng khó.
Ngoài ra, tôi biết tại nhiều vùng, bà con còn thiếu thốn trong cái ăn, cái mặc. Vì vậy, nhiều em nhỏ từng phải gác ước mơ đến trường để ở nhà lên nương rẫy phụ giúp cha mẹ”, cô Hầng nói.
Năm học mới sắp đến, cô Hầng mong rằng dù còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng các em học sinh vẫn kiên trì tới lớp, không có em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà bỏ học.
“Tôi cũng mong sẽ có sự chung tay của chính quyền, nhà trường để thay đổi nhận thức của phụ huynh. Cha mẹ phải là người động viên, quan tâm, nhắc nhở các em ham việc học chữ hơn việc kiếm tiền khi còn quá bé.
Tôi cũng mong lãnh đạo các cấp quan tâm, hỗ trợ các em học sinh kịp thời về vật chất và có nhiều chính sách thiết thực, thu hút giáo viên để họ an tâm bám lớp, bám trường. Ngoài ra, ở những trường có nhiều học sinh người dân tộc cũng cần trang bị cho giáo viên tiếng dân tộc thiểu số để dễ dàng kết nối với phụ huynh, học sinh”.
Năm học mới 2023-2024 đã cận kề. Thầy cô, bạn đọc có mong muốn, ý kiến trước thềm năm học mới có thể chia sẻ ở phần bình luận bài viết hoặc gửi email về [email protected]. Xin cảm ơn.
Hơn 1 triệu hộp sữa ‘Vươn cao Việt Nam’ cùng trẻ em khó khăn đón năm học mới
Vào năm học mới 2023 - 2024, Vinamilk sẽ tiếp tục tặng sữa cho hàng trăm ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em; hướng đến hoàn thành cam kết tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.