Mẹ Việt hốt hoảng vì con không nói được tiếng Việt_dự đoán kết quả tottenham

- Chỉ trong bài viết độ 5 câu,ẹViệthốthoảngvìconkhôngnóiđượctiếngViệdự đoán kết quả tottenham bà mẹ đã phải chữa chi chít nét bút đỏ những chỗ mà cậu con trai viết chưa đúng. Nào là lỗi về dấu thanh điệu, lỗi về dấu của nguyên âm, lỗi về từ vựng sử dụng, lỗi ngữ pháp....

Bài viết nhiều lỗi là của bé Linh, tên thường gọi ở nhà là Gấu. Gấu theo bố mẹ sang Brisbane (Australia) từ năm 2 tuổi. Khi mới sang, Gấu đã nói tiếng Việt khá sõi. Nhưng chỉ sau ba năm, sau khi Gấu bắt đầu học lớp mẫu giáo và lớp vỡ lòng tại Queensland thì vốn tiếng Việt của bé bắt đầu rơi rụng dần.

Mặc dù bố mẹ và cả ông bà đã làm hết sức để giữ gìn tiếng Việt cho bé nhưng vốn từ ngữ dần đi đâu mất. Cái đầu ngây thơ của bé bắt đầu dung nạp đều đều tiếng Anh và dần choán hết chỗ của tiếng Việt.

“Bà ơi, mấy giờ là bây giờ?”, bà ngoại Gấu nhắc lại ví dụ gây cười - mà theo bà cháu đã hỏi một câu đặc văn phong tiếng Anh.

{keywords}
Ảnh minh họa

"Có những lúc, Gấu hồn nhiên kể: “Bố hôm nay câu được một to cá!”. Cấu trúc “to cá” là một sự mô phỏng y nguyên trật tự của cụm từ “big fish” với tính từ đứng trước danh từ" - bà ngoại tiếp dẫn dụ và giải thích.

Vinh, cậu bé 6 tuổi khác đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Ironside ở Brisbane, lại gặp một vấn đề khác trong diễn đạt tiếng Việt. Khi đồng ý điều gì đó, Vinh gật đầu và nói “có”. Nếu ai đó hỏi cu cậu rằng “Có thích về Việt Nam không” - trả lời “có” của Vinh là ổn.

Nhưng nếu mẹ Vinh bảo “Trưa nay con ăn bánh mì ở trường nhé” thì câu trả lời cũng là… “có” - thay vì “vâng” hay “vâng ạ”. Tiếng Anh chỉ dùng duy nhất từ “yes” để diễn tả sự đồng ý này, trong khi tiếng Việt thì có cả loạt từ khác nhau, sử dụng tuỳ vào từng ngữ cảnh cụ thể.

Điều đáng lo nhất đối với nhiều bậc phụ huynh ở đây là việc các cháu thiếu vốn từ vựng tiếng Việt để nói một câu hoàn chỉnh. Do đó, các cháu thường có pha trộn từ vựng tiếng Anh vào trong câu nói của mình. Chẳng hạn, thay vì nói “Cháu rất thích cái đồ chơi này” thì các bé lại bảo: “Cháu rất thích cái toy này”.

Đối với các trẻ lớn hơn, ngoài vấn đề nói tiếng Việt, việc học viết tiếng Việt cũng là một vấn đề đau đầu với nhiều phụ huynh. Một bà mẹ có con học lớp 3 ở Brisbane vừa than phiền trên trang facebook cá nhân, tiếng Việt của con trai mình đã ở mức “báo động” sau khi cậu bé phải đánh vật với một bài dịch nhỏ từ tiếng Anh mà mẹ cậu giao cho.

Chỉ trong một bài viết chừng độ 5 câu, bà mẹ đã phải chữa chi chít dấu đỏ những chỗ mà cậu con trai viết chưa đúng về dấu thanh điệu, dấu của nguyên âm, lỗi về từ vựng sử dụng, lỗi về ngữ pháp....

Đi tìm nguyên nhân

Có một thực tế dễ nhận thấy là các trẻ em Việt hiện đang sinh sống ở ngoại quốc đều được bao bọc trong một môi trường ít sử dụng tiếng Việt. Tại Úc, các bé ở độ tuổi đi họcđương nhiên phải sử dụng tiếng Anh tại trường hàng ngày. Chúng dùng tiếng Anh để giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè ở lớp.

Từ việc ít sử dụng tiếng Việt, trẻ em bắt đầu cảm thấy lười mỗi khi nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà, chúng mới có nhu cầu phải giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

Bản thân nhiều bậc phụ huynh, vừa muốn con giao tiếp tiếng Anh tốt, lại vừa muốn “tận dụng” con để nâng cao tiếng Anh cho chính mình nên cũng tranh thủ “luyện” tiếng Anh với trẻ. Do đó, tiếng Việt trở thành thứ yếu, không bắt buộc - nên phạm vi sử dụng tiếng Việt của trẻ càng bị thu hẹp và teo tóp dần.

Một hệ quả là nhiều trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái khi nói tiếng Việt, thậm chí không thích nói tiếng Việt. Khi sống trong một cộng đồng Anh ngữ, chúng muốn được nhận diện là một thành viên thực thụ của cộng đồng ấy chứ không phải chỉ một người nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai.   

Cũng lại có những trường hợp cá biệt do bố mẹ quá mải mê với công việc và học tập nên chỉ sau vài ba năm sống tại quốc gia nói tiếng Anh này, con cái của họ đã quên sạch tiếngViệt. Đã có những trường hợp dở khóc dở cười khi nhiều ông  bố bà mẹ, trong một ngày đẹp trời, bỗng dưng nhận ra mình không thể nói chuyện tiếng Việt với chính con mình nữa.

Việc bất đồng ngôn ngữ đã hình thành nên một bức tường vô hình ngăn cách họ với con cái.

Nỗ lực giữ gìn tiếng Việt cho trẻ

Gần đây, nhóm nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ học tại ĐH Queensland đã tổ chức một buổi toạ đàm về giữ gìn tiếng Việt cho con em người Việt đang sinh sống và học tập tại thành phố thủ phủ bang Queensland.

Cuộc toạ đàm thu hút rất đông các bậc phụ huynh. Nhiều chia sẻ thảo luận đã đưa ra những cách thức khác nhau nhằm giúp các cháu duy trì khả năng tiếng Việt.

Anh Trần Bình Đà (Trường ĐH Queensland) cho rằng, cha mẹ nhất thiết phải thiết lập và áp đặt một nguyên tắc là: Khi ở nhà tất cả các thành viên gia đình bắt buộc phải nói tiếngViệt, không được nói tiếng Anh.

 “Mỗi khi trẻ nói tiếng Anh ở nhà, tôi thường yêu cầu trẻ nói lại bằng tiếng Việt”, anh Đà nói.

Chị Tâm, lấy chồng người Úc, có hai bé sinh đôi năm nay 7 tuổi. Là một người rất có ý thức lưu giữ tiếng Việt cho con mình trong môi trường hầu như toàn sử dụng tiếng Anh, chị cho rằng: Bí quyết duy nhất là hãy kiên nhẫn nói chuyện với con hàng ngày bằng tiếng Việt.

“Từ nào con không hiểu thì khuyến khích con nên hỏi lại mẹ, để được giải thích cho rõ, giải thích có thể bằng ngôn ngữ , bằng hình ảnh cụ thể”, chị Tâm chia sẻ.

“Trong xe, mình cũng cho các bé nghe nhạc tiếng Việt. Ở nhà, mình mở phim thiếu nhi Việt Nam trên mạng về cho bé xe... Mỗi khi bé "lười" lại muốn nói tiếng Anh thì mình lại "vờ" bảo : "Nói tiếng Việt đi, nói tiếng Anh mẹ không hiểu!". Cứ như vậy, bé cảm thấy tiếng Việt gần gũi hơn, và tự động chuyển ngữ khi nói chuyện”.

Một giải pháp khác là mở các lớp dạy tiếng Việt cho các cháu ở độ tuổi đi học. Thông qua cách này, các cháu được tăng cường tiếp xúc với tiếng Việt cùng nhau trong một đơn vịlớp học. Đã có một số lớp học theo kiểu này ở Brisbane và kết quả rất tích cực. Các bé được học đọc và viết tiếng Việt, được giao tiếp bằng tiếng Việt và quan trọng nhất là hiểu được thêm về đất nước, ngôn ngữ, phong tục Việt Nam.

Tuy nhiên, việc duy trì các lớp học này không phải đơn giản khi các cháu vẫn phải đảm bảo việc học tập trên lớp và các hoạt động ngoại khoá khác. Ngay cả các “giáo viên”, phần lớn là các bậc phụ huynh, cũng phải thu xếp công việc của mình để hỗ trợ các cháu.

Mặt khác, nhiều bậc phụ huynh ở đây vẫn có tâm lí “ưu tiên” tiếng Anh và chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của tiếng Việt trong sự phát triển của trẻ.

  • Hào Hiệp(Brisbane, Australia)

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Chuyên gia CMC Telecom chia sẻ kinh nghiệm xây trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế
下一篇:Tiềm năng của ‘viên kim cương’ Glory Heights