Việc lấy phiếu tín nhiệm đối vớingười giữ chức vụ do Quốc hội,ămtínnhiệmthấpcóthểthôigiữchứcvụbảng xếp hạng giải bóng đá úc Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được diễnra hằng năm và nếu phiếu tín nhiệm thấp trong hai năm liền thì sẽ bỏ phiếu tínnhiệm, từ chức hoặc miễn nhiệm… Theo tờ trình về dự thảo Nghịquyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụdo Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do Trưởng Ban công tác đạibiểu của UBTV Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày sáng 23-10 tại Kỳ họp thứ 4Quốc hội khóa XIII, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 người gồm: Chủ tịchQuốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm cácỦy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UBTV Quốc hội; Chủ tịch nước, PhóChủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viênkhác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sátnhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước. Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốchội lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm và các ủy viêncủa Hội đồng, Ủy ban. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tínnhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân,Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên củaUBND. Các Ban của Hội đồng nhân dân lấyphiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ban mình, trừ Trưởng ban. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm,Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội có tráchnhiệm gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đến UBTV Quốc hội để tổng hợp, báo cáoQuốc hội. Các Ban của Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gửi kết quả lấy phiếutín nhiệm đến Thường trực Hội đồng nhân dân để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhândân cấp mình. Quốc hội, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc lấy phiếu tínnhiệm. Căn cứ cho việc đánh giá tínnhiệm gồm: việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quyđịnh của pháp luật đối với từng chức danh cụ thể; tư tưởng chính trị, phẩm chấtđạo đức, lối sống. Theo Nghị quyết Trung ương 4 thì“những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ cần đượcxem xét, cho thôi giữ chức vụ”. Luật cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ hainăm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có hai nămliên tiếp, trong đó một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựcvà một năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trícông tác khác. Cán bộ hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan,tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ”. Căn cứ vào các quyđịnh này, dự thảo Nghị quyết đề xuất việc xử lý và sử dụng kết quả lấy phiếutín nhiệm sẽ được thực hiện như sau: Sau khi kết thúc việc lấy phiếutín nhiệm hằng năm, UBTV Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệmbáo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối vớitừng chức vụ cụ thể để xem xét, xử lý theo quy trình công tác cán bộ. Người có quá nửa tổng số đại biểuđánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tínnhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó; cơ quan hoặc người đã giớithiệu để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có thểtrình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phêchuẩn việc miễn nhiệm người đó để điều động sang vị trí công tác khác phù hợphơn, đồng thời chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn người để giớithiệu thay thế; trường hợp đã hết nhiệm kỳ thì không tiếp tục giới thiệu tái cửchức vụ đó nhiệm kỳ tiếp theo. Người được lấy phiếu tín nhiệmtại kỳ họp Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân mà có trên hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thìUBTV Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dânbỏ phiếu tín nhiệm mà không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai;đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế. Người có hai năm liên tiếp có quánửa tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tínnhiệm thấp” thì UBTV Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội,Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Những người được lấy phiếu tínnhiệm tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban của Hội đồng nhân dân màcó số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” chiếm tỷ lệ cao thì xem xét, báo cáo cấpcó thẩm quyền để Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Quốc hội,Hội đồng nhân dân quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồngdân tộc, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban của Quốc hội hoặc Phó trưởng Ban, Ủyviên các Ban của Hội đồng nhân dân. Nên thay “bỏ phiếu tín nhiệm” thành “bỏ phiếu bất tín nhiệm” Dự thảo Nghị quyết quy định cóbốn mức trên phiếu lấy tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hộiđồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”,“tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”. Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệmỦy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày, đa số ý kiến trong Ủyban pháp luật tán thành với việc chia bốn mức để đánh giá, thể hiện sự tínnhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như quy định trong dự thảo Nghịquyết, vì cho rằng việc chia các mức như vậy là phù hợp với yêu cầu của việclấy tín nhiệm, đồng thời tránh được nhầm lẫn giữa việc “lấy phiếu tín nhiệm”với việc “bỏ phiếu tín nhiệm” (bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có hai mức độ là “tínnhiệm” và “không tín nhiệm”). Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn vềviệc lượng hóa để xác định các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”,“tín nhiệm thấp”, vì cho rằng tín nhiệm cao hay thấp phải dựa trên cơ sở củakết quả tỷ lệ phiếu tín nhiệm nhiều hay ít. Do đó, ý kiến này đề nghị trênphiếu chỉ nên có duy nhất một mức “tín nhiệm”, nếu đại biểu nào tín nhiệm thìđánh dấu (X) vào ô đồng ý, còn đại biểu nào không tín nhiệm thì đánh dấu (X)vào ô không đồng ý. Căn cứ vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm để xác định người được lấyphiếu đạt tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đềnghị không nên đặt ra lựa chọn “chưa có ý kiến” trên phiếu, vì trách nhiệm củamỗi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là phải thay mặt cử tri xemxét và thể hiện chính kiến của mình. Đa số ý kiến thành viên Ủy banpháp luật tán thành quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tínnhiệm định kỳ hàng năm và được tiến hành bắt đầu tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kểtừ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm sẽ làm cho nhữngngười giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ;đồng thời, cũng để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việcbố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghịchỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ của Quốc hội,Hội đồng nhân dân, vì cho rằng thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để ngườigiữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình. Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệmhàng năm dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, e dè, ngại va chạm, không dám nghĩ, dámlàm, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong quá trình thựchiện nhiệm vụ, nhất là đối với công việc điều hành cụ thể trong hoạt động quảnlý nhà nước. Đồng thời, cũng không cần thiết tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vàonăm cuối nhiệm kỳ vì không mang lại hiệu quả thiết thực. Đa số ý kiến thành viên Ủy banpháp luật tán thành với việc cần gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quy trìnhbỏ phiếu tín nhiệm nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ của việc sử dụng kết quảlấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, trong Nghị quyết này cần quy định cụ thể cáctrường hợp UBTV Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trìnhHội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hộiđồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để bảo đảm tính khả thi, sự rõ ràng, rànhmạch, thuận tiện cho việc áp dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện quy định hiện hành về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghịthay khái niệm “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm” để thể hiệnrõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu. Cũng có ý kiến cho rằng quyđịnh về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong dự thảo Nghị quyết cònphức tạp, qua nhiều khâu, chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4cũng như các văn bản liên quan đến công tác đánh giá cán bộ. Do đó, ý kiến nàyđề nghị quy định người có số phiếu tín nhiệm thấp là căn cứ để thực hiện việcmiễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức mà không cầnqua thủ tục “bỏ phiếu tín nhiệm”. Theo Nhân Dân |