Tôi năm nay 60 tuổi,âmsựmẹchồngkhócnghẹntrướcsựghẻlạnhcủacondâusuốtnăkeo nha cai ty le từng làm y tá ở trạm y tế xã nhưng đã nghỉ hưu. Vợ chồng tôi sinh được 2 cậu con trai. Ngày trẻ do bất đồng quan điểm sống nên chúng tôi ly hôn.
Chồng sang nước ngoài định cư. Tôi ở vậy nuôi hai đứa con trưởng thành. Con đầu của tôi đã lập gia đình, hai vợ chồng sống cùng mẹ.
Ảnh: B.N |
Con út tôi công việc ổn định nhưng ở trên Hà Nội. Một năm cháu về thăm nhà vài lần. Hôm nào nhớ mẹ thì cháu hỏi thăm qua điện thoại.
Mười năm nay, chưa năm nào gia đình tôi vui vẻ vì vợ chồng con trai cả mâu thuẫn với tôi. Dịp lễ, Tết càng hiu quạnh.
Nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ tài sản. Năm xưa, tôi một mình nuôi con nhưng cũng tạo dựng được 2 mảnh đất.
Mảnh đất 100m2 ngoài mặt đường, tôi sang tên cho vợ chồng con cả khi các con mới cưới để kinh doanh nghề tổ chức sự kiện, cưới hỏi. Mảnh 150m2, tôi dựng nhà sinh sống, làm di chúc cho con trai út.
Tôi nghĩ, giá trị mảnh đất ngoài mặt đường lớn. Mảnh đất trong xóm rộng hơn nhưng bán chẳng được bao nhiêu. Vì thế, tôi cho con út thêm 2 cây vàng đầu tư làm ăn.
Con dâu biết tôi làm giấy tờ nhà đất đang ở cho con út liền thay đổi thái độ, cư xử với mẹ chồng như người dưng nước lã.
Con thẳng thừng bảo tôi, sau này việc hương hỏa do con cả đảm trách. Vì thế, mảnh đất đang ở phải làm thủ tục cho vợ chồng nó.
Con trai tôi nghe vợ. Nhiều lần uống rượu say, con đòi tôi phải giao bìa đỏ đất ra. Tôi không đưa, cháu đập phá đồ đạc.
Mọi người bảo tôi nhu nhược, để con cái ngang ngược. Thế nhưng, trong lòng tôi thương con. Khi vợ chồng tôi bỏ nhau, con trai cả bị sốc, phải mất nhiều thời gian mới hồi phục tinh thần. Từ đó, tôi chẳng bao giờ nỡ nặng lời với con. Hơn nữa, tôi cũng muốn giữ gìn nhà cửa êm ấm.
Con út bày tỏ ý định đón mẹ về thành phố ở nhưng trên phố tôi không quen ai. Dưới quê, tôi còn họ hàng và làng xóm bầu bạn.
Gần đây sức khỏe tôi kém, khiến tôi suy sụp nhanh chóng. Nhiều lần, tôi ốm không dậy được. Con dâu chẳng hỏi han hay nấu cho được bát cháo tử tế. Con trai cả nghe vợ, đối xử với mẹ rất hỗn hào.
Tôi mắc bệnh tiểu đường, đến bữa nấu cơm, con dâu cố tình đổ đầy đường vào thịt với cá. Hôm nào tôi có chút kẹo bánh làm quà cho các cháu nội, mẹ chúng cấm không cho ăn.
Sáng sớm, con dâu mượn cớ, quát tháo con cái ầm ĩ nhưng thực chất là cạnh khóe mẹ chồng.
Tinh thần tôi không vững, có lẽ đã quỵ ngã từ lâu. Tôi sợ con trai út đau lòng nên giấu chuyện mình bị con dâu tra tấn tinh thần.
Điều tôi đau lòng là các con mình đẻ ra coi nhau như kẻ thù chỉ vì tài sản. Sau này, chuyện đất đai có pháp luật phân xử nhưng tình anh em của chúng phải làm gì để được hòa thuận như xưa.
Tôi cảm thấy bất lực vì con. Giá tôi không có tài sản, không cho chúng thứ gì, có lẽ anh em còn vui vẻ. Người ta bảo "trẻ cậy cha, già cậy con" mà tôi đến già lại bị con cái ghẻ lạnh.
Có lúc, tôi chỉ muốn tìm ngôi chùa nào cưu mang người cơ nhỡ tá túc nốt những năm tháng còn lại…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Bà Ngọc Thủy đưa cô con dâu khiếm thị của mình lên truyền hình vì muốn con tìm được sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống.