Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Yukio. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Chiều 14-9,ệtNamcoitrọngquanhệđốitácchiếnlượcvớiNhậtBảtỷ số bóng đá vn hôm nay tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Yukio nhân dịp ông và gia đình đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh cựu Thủ tướng Hatoyama Yukio và gia đình trở lại thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn những việc làm và nghĩa cử của ông Hatoyama khi đến Hà Nội để dự khánh thành phòng khám đa khoa Việt-Nhật và trao tặng 50 xe lăn cho các trẻ em bị dị tật do chất độc da cam/dioxin.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao ông Hatoyama khi còn trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản cũng như hiện nay với vai trò là Nghị sỹ Quốc hội, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa 2 nước.
Ông Hatoyama bày tỏ vui mừng trở lại thăm Việt Nam cũng như tình cảm yêu mến của ông và gia đình đối với đất nước và con người Việt Nam.
Khẳng định trên cương vị của mình, cá nhân ông sẽ hết sức để đóng góp cho quan hệ 2 nước và tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong tương lai gần.
Trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các trẻ em Việt Nam là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin, ông Hatoyam cho biết cá nhân ông sẵn sàng có những hợp tác với phía Việt Nam để hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân da cam/dioxin.
Ông cũng đề xuất việc Chính phủ Việt Nam sớm đề nghị Chính phủ Nhật Bản đưa nội dung hợp tác khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin vào vào Chương trình Hỗ trợ ODA; đồng cho biết Nhật Bản có khả năng kỹ thuật và công nghệ hàng đầu thế giới để hỗ trợ Việt Nam xử lý môi trường bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và phẫu thuật trẻ em bị dị tật do hậu quả của chất độc da cam.
Cựu Thủ tướng Hatoyama cũng đề xuất Việt Nam và Nhật Bản cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề và phát triển nông nghiệp vì đây là những lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh.
Ông cho biết cá nhân ông sẽ thúc đẩy những cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này và sẽ giới thiệu những địa phương, những doanh nghiệp của Nhật Bản hợp tác với các địa phương Việt Nam để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nuôi trồng, chế biến lúa gạo, thủy hải sản.
Về vấn đề khu vực và quốc tế, ông Hatoyama hoàn toàn chia sẻ quan điểm giải quyết các tranh chấp trong khu vực, nhất là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông phải bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; không đơn phương sử dụng sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp. Ông cho biết trên cương vị của mình sẽ đóng góp và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực theo quan điểm này.
Hoan nghênh các ý kiến của ông Hatoyama, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn và làm hết sức mình cùng với Nhật Bản tiếp tục đưa quan hệ 2 nước phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững, lâu dài, vì lợi ích của nhân dân 2 nước và đóng góp cho hòa bình, phồn vinh ở khu vực châu Á và trên thế giới.
Thủ tướng hoàn toàn nhất trí với những đề xuất tăng cường và mở rộng hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; trong đó có nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nghề và hỗ trợ nhân đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết chất độc da cam/dioxin là một trong những hậu quả chiến tranh nặng nề mà Việt Nam phải gánh chịu, mà hiện nay còn rất nhiều vùng đất bị ô nhiễm chưa được xử lý và hơn 2 triệu người bị phơi nhiễm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận ý kiến của ông Hatoyama và cho biết sẽ đề cập Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hoan nghênh Dàn nhạc Giao hưởng Tokyo sẽ sang Việt Nam biểu diễn vào cuối năm nay; trong đó có thành viên là con trai của cựu Thủ tướng Hatoyama, nghệ sỹ Hatoyama Kiichiro; cho đây là một trong những sự kiện ý nghĩa giúp thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc và nhân dân 2 nước./.
Theo Vietnam+