Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Ngoại Hạng Anh >Những vật dụng nên bỏ ngay ra khỏi xe kẻo gây hoạ khi trời nắng nóng_lịch thi đấu bóng đá roma

Những vật dụng nên bỏ ngay ra khỏi xe kẻo gây hoạ khi trời nắng nóng_lịch thi đấu bóng đá roma

2025-01-15 10:26:53 Nguồn:BetwayTác Giả:Cúp C2 View:376lượt xem

Với nền nhiệt độ đỉnh điểm ở mức trên dưới 40 độ C như những ngày hôm nay,ữngvậtdụngnênbỏngayrakhỏixekẻogâyhoạkhitrờinắngnólịch thi đấu bóng đá roma hiệu ứng nhà kính sẽ khiến nhiệt độ trong ca-bin ô tô đỗ ngoài nắng có thể lên tới trên 70 độ C. Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể khiến nhiều vật dụng để trong xe bị hư hỏng, biến dạng, thậm chí gây cháy nổ rất nguy hiểm.

Thực tế trong những ngày gần đây đã ghi nhận không ít trường hợp xe ô tô bị cháy, bốc khói mù mịt với nguyên nhân ban đầu được cho là đến từ những vật dụng dễ gây cháy nổ trong xe như chai nước, bật lửa ga, thậm chí kính mắt,...

Chiếc BMW bị bốc khói mù mịt khi đỗ dưới trời nắng tại phố Huỳnh Thúc Khàng (Hà Nội) vào ngày 17/5. (Ảnh: Otofun)

Các chuyên gia cho rằng, có những đồ vật rất không nên để trong xe khi trời nắng nóng hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này không chỉ khiến nội thất chiếc xe bị hư hại, mất vệ sinh mà còn có nguy cơ cháy xe rất nguy hiểm.

Dưới đây là một số vật dụng được các chuyên gia khuyên nên bỏ ra khỏi xe hoặc để ở vị trí thích hợp:

Bật lửa ga

Ga trong bật lửa rất dễ giãn nở khi gặp nhiệt độ cao dẫn tới nguy cơ phát nổ, do đó đây còn được gọi là "quả bom nổ chậm" trên ô tô. Khi bật lửa ga bị nổ, một số bộ phận trên xe có thể bị hư hỏng, thậm chí gây hoả hoạn. Do vậy, khi đỗ xe dưới trời nắng nóng, nền nhiệt cao, cần bỏ ngay bật lửa ra khỏi xe.

Bật lửa ga có thể phát nổ khi gặp nhiệt độ cao hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp nhiều giờ. (Ảnh minh hoạ)

Bình chữa cháy mini

Một vật dụng có tác dụng chữa cháy nhưng nếu không cẩn thận lại biến thành nguồn gây nguy hiểm. Không ít vụ việc bình chữa cháy mini bị phát nổ khi tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời.

Các chuyên gia khuyên rằng, bình cứu hoả mini nếu buộc phải đặt trong ô tô thì nên chọn những vị trí không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như cốp phụ, hộc cánh cửa hoặc dưới ghế ngồi. Không nên để trên tap-lô hoặc vị trí gần các cửa kính của xe.

Chai nước khoáng

Những chai nước khoáng không thể thiếu được trên hầu hết xe ô tô và thường xuyên được chủ xe để trên các vị trí như cánh cửa, sau ghế, khu vực cần số, thậm chí nhiều người còn để ngay trên tap-lô,...

Các chuyên gia cảnh báo, nước trong các chai nhựa khi để lâu dưới nắng mặt trời có thể bị biến đổi các thành phần hóa học và gây độc cho cơ thể con người. Nguy hiểm hơn, chai đựng nước có thể tập trung tia nắng mặt trời và biến chúng trở thành một luồng sáng cực mạnh tương tự như một thấu kính hội tụ.

(Chai nước để trong xe có thể đốt cháy da ghế. Nguồn video: Newsflare)

Luồng sáng đó có thể đủ mạnh để gây cháy các chất liệu như da hay nhựa mà nó chiếu vào nếu đủ điều kiện, dẫn tới nguy cơ hoả hoạn cao.

Do đó, vị trí được coi là an toàn nhất để đặt các chai nước lọc trong xe là ở phía dưới cốp phụ hoặc vị trí đựng đồ ở sau lưng hàng ghế trước. Tuyệt đối không nên để chai nước ở trên tap-lô, gần kính lái xe khi đỗ ngoài trời nắng để tránh rủi ro xảy ra.

Vật trang trí bằng pha lê, thuỷ tinh

Quả cầu pha lê hoặc những vật treo trang trí bằng thuỷ tinh cũng được nhiều chủ xe để trong xe, nhất là ở trên táp-lô hoặc treo trên gương chiếu hậu.

Tương tự như phương thức hoạt động của chai nước, quả cầu pha lê hay thuỷ tinh có thể biến thành thấu kính hội tụ và đốt cháy các vật liệu nội thất khi gặp nắng mạnh, thậm chí có nguy hiểm hơn. Do vậy, vào mùa nắng nóng, không nên trang trí xe bằng những vật dụng như vậy.

Đặt quả cầu trang trí bằng pha lê, thuỷ tinh trên mặt táp-lô có thể khiến chúng biến thành những thấu kính hội tụ, nguy cơ cháy nổ rất cao. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Đồ uống có ga, nước hoa

Với đồ uống có ga hoặc nước hoa, chất lỏng bên trong có thể giãn nở mạnh khi gặp nắng gắt và nhiệt độ cao dẫn tới nguy cơ nổ vỏ kim loại, gây thiệt hại cũng như phiền toái nhất định cho chủ xe. Ngoài ra, các hoá chất bên trong nước hoa, nước có ga cũng biến đổi nhanh và có thể trở thành có hại khi gặp nhiệt độ cao.

Để hạn chế việc mất tác dụng và rủi ro liên quan đến cháy nổ, các chuyên gia khuyên rằng nên mang bỏ ngay những loại nước có ga, lọ nước hoa,...ra khỏi xe khi để dưới trời nắng nóng.

Thiết bị điện tử

Theo các chuyên gia, việc để các đồ điện tử như điện thoại, máy ảnh, laptop,... trên ô tô khi trời nắng nóng sẽ ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của chúng.

Trên nền nhiệt độ cao đến 65-70 độ C, các linh kiện trong các thiết bị này rất dễ bị hỏng, thậm chí nóng chảy. Do vậy, cần hạn chế tối đa việc để lại những thiết bị điện tử trên xe trong những ngày nắng nóng. 

Đồng hồ cảm biến áp suất lốp chạy bằng năng lượng mặt trời để trên bệ trung tâm bị cháy xém. (Ảnh: H.C)

Kể cả với các thiết bị gắn liền với xe như camera hành trình, cảm biến áp suất lốp sử dụng năng lượng mặt trời,...nếu phải để xe ngoài trời nắng, nên tháo ra và cất vào nơi râm mát hoặc có cách che nắng trực tiếp để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị.

Ngoài các vật dụng nói trên, các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên để các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, bánh kẹo, socola trên xe ô tô vào mùa nóng bởi nhiệt độ cao trên 50 độ C sẽ khiến đa số chúng bị mất tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể hoặc tan chảy ra xe gây mất vệ sinh.

Khi buộc phải để xe thời gian dài dưới trời nắng nóng, cần có những biện pháp che chắn phù hợp, nhất là phần kính phía trước của xe. Đồng thời, có thể hé cửa kính xuống một khoảng nhỏ để hơi nóng thoát ra ngoài, tránh hiệu ứng nhà kính dẫn tới nhiệt độ trong xe quá cao.

Bộ Công an vừa có khuyến cáo người sử dụng phương tiện một số biện pháp phòng tránh như sau: 

Không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện khác như thiết bị bảo vệ, còi, đèn… hoặc nếu lắp thêm phải bảo đảm an toàn, không bị quá tải về điện.

Tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nên thực hiện ở những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng.

Chủ động kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc khi có dấu hiệu khác thường (khó nổ máy, có hơi xăng, có tiếng kêu, nhiệt độ của máy cao, có mùi khét).

Khi để xe trong nhà, nơi trông giữ xe phải tắt khóa điện, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt. Sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh.

Không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, dưới yên xe, trong khoang động cơ; chủ các phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên cần tự trang bị các bình chữa cháy phù hợp.

Khi xảy ra cháy nổ hoặc phát hiện thấy có khói hoặc nhiệt độ cao bất thường, cần bình tĩnh tắt khóa điện, đỗ, dựng xe ở lề đường xa nơi tập trung người, cách xa nơi có nhiều chất dễ cháy. Khi cháy xe ô tô cần tìm mọi cách để đưa người thoát ra khỏi xe nhanh chóng và tìm cách chữa cháy.

Khóa ngay bình xăng nếu có thể (đối với các xe có thiết kế khóa xăng), dùng bình chữa cháy, cát, nước để chữa cháy đồng thời hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi điện báo ngay cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc cho Công an, chính quyền địa phương… nơi gần nhất để phối hợp chữa cháy, có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu không có khả năng dập tắt đám cháy cần nhanh chóng rời xa phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn.

Tác Giả:Cúp C2
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái