Sáng nay (18/7),étxửđạiánđăngkiểmTòathẩmtralýlịchcựucụctrưởngvàcácbịcánhận định bongdanet TAND TPHCM mở phiên xét xử đối với 254 bị cáo liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Từ sáng sớm, hàng chục phóng viên đã có mặt tại trụ sở tòa án để đưa tin về phiên tòa. Phóng viên được bố trí theo dõi tại phòng tác nghiệp riêng.
Phiên tòa được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những người có giấy triệu tập mới được vào khu vực xử án. Lực lượng cảnh sát, dân phòng được bố trí xung quanh tòa để đảm bảo an ninh.
Gần 7h, các bị cáo được dẫn giải tới tòa. Trong lúc chờ HĐXX làm việc, 2 cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà tỏ ra khá bình tĩnh.
Phía đầu cầu tại hội trường trại tạm giam T30 (Củ Chi), các bị cáo liên quan tới vụ án nhưng chưa đến lượt thẩm vấn cũng đã có mặt đầy đủ, theo dõi diễn biến phiên tòa qua màn hình.
8h40, phiên tòa được khai mạc.
Trong phần làm thủ tục, HĐXX thông báo có một số luật sư có đơn xin tạm vắng mặt, 3 bị cáo xin xét xử vắng mặt vì lý do đang bị bệnh.
Trước việc vắng mặt của 3 bị cáo, đại diện VKS cho rằng, các bị cáo này đang điều trị bệnh, có xác nhận của bệnh viện, nên việc vắng mặt này là có lý do chính đáng.
Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo đã có lời khai rõ ràng, hơn nữa có luật sư bảo vệ nên việc vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của 3 bị cáo này.
Đối với sự vắng mặt của một số luật sư, đại diện VKS cho rằng, do phiên xét xử kéo dài nên việc vắng mặt của các luật sư trong những ngày đầu không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo.
Được gọi lên thẩm tra lý lịch, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) trình bày về nhân thân...
Phiên tòa tiếp tục thẩm tra lý lịch đối với các bị cáo trong vụ án.
Trước đó, ông Phạm Ngọc Duy (Chánh văn phòng TAND TPHCM) cho biết, do số lượng bị cáo đông nên phiên tòa sẽ được xét xử ở 2 địa điểm, gồm trụ sở TAND TPHCM và hội trường trại tạm giam T30.
Ông Duy khẳng định, vụ án được xét xử trực tiếp ở 2 địa điểm chứ không phải là trực tuyến. Theo đó, ngày xét xử nhóm tội danh nào thì tòa sẽ thẩm vấn nhóm bị cáo đó tại trụ sở của tòa, những bị cáo còn lại sẽ theo dõi qua màn hình tại hội trường trại tạm giam T30.
Các bị cáo bị xét xử về các tội danh: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.
Trong số 254 bị cáo có 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam: Ông Trần Kỳ Hình bị xét xử về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; ông Đặng Việt Hà bị xét xử về tội Nhận hối lộ.
Theo cáo buộc, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo sự phân công của Bộ Giao thông vận tải.
Tuy nhiên, cả hai đã không thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.
Cụ thể, ông Trần Kỳ Hình đã nhận hơn 7,1 tỷ đồng “chung chi” từ thuộc cấp. Sau khi ông Hình nghỉ hưu, ông Đặng Việt Hà lên thay cũng đã nhận hối lộ hơn 8,5 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 năm nhậm chức.
(责任编辑:World Cup)