Mới đây,êuthứcthaotúngtâmlýngườixemcủabácsĩHàDuyThọkeo nha cai Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra đột xuất địa điểm khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ và bà Đặng Thị Tuyết Thu (vợ ông Thọ) trên địa bàn quận Phú Nhuận. Ông Thọ là người khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook và Tiktok, được biết đến với tên gọi "bác sĩ Hà Duy Thọ".
Một tài khoản Tiktok đăng tải các clip có hình ảnh người tự nhận là "BS Hà Duy Thọ". Ảnh chụp màn hình.
Những phát ngôn phản khoa học
Trước khi bị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra và bắt quả tang khám chữa bệnh không phép, ông Thọ đăng tải nhiều clip trên Facebook và Tiktok với nội dung được cho là thiếu căn cứ về dinh dưỡng hay điều trị ung thư.
Đáng chú ý là các thông tin y khoa sai như "uống sữa gây loãng xương; ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư hay nước mắm ăn thừa sau 4 tiếng sẽ tạo ra chất gây ung thư".
Người xưng là "bác sĩ Hà Duy Thọ" còn tuyên bố: “Có khoảng 40 bệnh nhân ung thư đã được ông chữa hết bệnh, tỷ lệ chết rất ít chỉ khoảng 7 người. Bao gồm các loại như ung thư tuỵ, gan, xương, vú, hầu… Có một trường hợp bị ung thư máu được chữa khỏi bằng cách ăn gạo lứt muối mè, uống nước tương, sắn dây. Sau 2 tuần đứng lên tập đi, 3 tuần tập chạy xe đạp".
Một clip khác, ông Thọ nói: “Càng uống sữa lại càng loãng xương, vì trong sữa có một loại đạm khó tiêu nên cơ thể phải tiết ra nhiều axit, khi hấp thu trong máu khiến máu nhiễm axit và gây bệnh. Cơ thể sẽ trung hòa bằng cách lấy nhiều khoáng chất canxi trong tuỷ xương để trung hòa axit, gây ra loãng xương”.
Những thông tin y khoa sai lệch trên khiến nhiều bác sĩ rất bức xúc vì có thể ảnh hưởng tiêu cực nếu người bệnh tin và làm theo. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quyền điều hành Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện An Bình (TP.HCM), khẳng định thông tin “uống sữa gây loãng xương” là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, sữa còn giúp phòng tránh nguy cơ loãng xương.
Bác sĩ Phương Anh lý giải khi uống sữa hay bất kỳ thức ăn nào, dạ dày sẽ tiết dịch vị có tính axit để tiêu hoá thức ăn. Nhờ có tính axit mà chất đạm trong thức ăn được tháo xoắn để dễ dàng tiếp cận với men tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thức ăn trước khi chúng xuống ruột. Thức ăn sau khi nhào trộn với dịch vị sẽ được dạ dày bơm từng chút một vào ruột non.
Ngay tại đoạn đầu của ruột non, cơ thể sẽ tiết ra dịch tụy có tính kiềm để trung hòa axit của dịch vị, làm cho môi trường ở ruột non trở nên trung tính. Quá trình này tạo môi trường thích hợp cho sự hoạt động của các men tiêu hóa trong ruột non. Do vậy, sẽ không có chuyện uống sữa làm cho máu nhiễm acid và cơ thể phải trung hòa axit này bằng cách lấy canxi trong xương ra, dẫn đến loãng xương như ông Hà Duy Thọ nói.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), cũng cho biết ông từng tiếp nhận một bệnh nhân ung thư với khuôn mặt xanh xao, người gầy gò vì chỉ ăn muối vừng, gạo lứt và uống nước lã do thực hành thực dưỡng. Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị thiếu máu, thiếu đạm, phải truyền máu và truyền dịch còn khối u có xu hướng to lên.
Do đó, vị bác sĩ này khẳng định việc ăn quá ít trong thời gian dài khiến cơ thể người bệnh ung thư thiếu năng lượng, dần dần suy kiệt và có thể tử vong. Việc kiêng khem thịt cá quá mức có thể gây ra thiếu đạm, cản trở quá trình lành vết thương, giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng của bệnh nhân.
Theo ông, trong quá trình điều trị, nếu bệnh diễn tiến ổn định, người bệnh có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng thực phẩm nào đặc biệt nhưng cần ngưng rượu, bia, thuốc lá. Trường hợp ung thư quá nặng, chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá và bổ sung các dung dịch dinh dưỡng đặc biệt.
Bác sĩ nhấn mạnh, chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất gồm đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước.
Thao túng tâm lý người xem bằng phong thái, cách diễn đạt
Một bác sĩ công tác tại TP.HCM bày tỏ sự lo lắng khi các đoạn clip trên Tiktok của tài khoản "Bác sĩ Hà Duy Thọ" có hàng nghìn thậm chí là hàng chục nghìn lượt xem.
Theo bác sĩ này, thông tin trên các clip giống như được "cóp nhặt mỗi nơi một ít nên lẫn lộn đúng sai", không có căn cứ khoa học, nhưng lợi thế của ông Thọ là phong thái và cách diễn đạt tốt. Do vậy, người này đã "thao túng tâm lý" người xem, đặc biệt với những ai không có chuyên môn về y tế.
Còn bác sĩ Trương Hữu Khanh, một bác sĩ nổi tiếng thường tư vấn miễn phí về sức khoẻ trẻ em, cho rằng với những người mạo danh bác sĩ và khuyên ăn thực dưỡng chữa ung thư, có thể có mục đích phía sau. “Cần cẩn trọng xem mục đích có phải buôn bán gì đó hay không”, bác sĩ Khanh nói.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo Luật An toàn thực phẩm quy định: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm". Do đó, bác sĩ, lương y, nhân viên y tế tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định.
Phát hiện "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn" tại nhà ông Hà Duy ThọThời điểm kiểm tra, Thanh tra Sở Y tế ghi nhận căn nhà của ông Hà Duy Thọ không treo biển hiệu, mở cửa hoạt động, có người bệnh đến khám chữa bệnh, không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh, không có sổ cập nhật, không có hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh. Ông Thọ không trình ra được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh ở thời điểm trên.
Đoàn kiểm tra còn phát hiện có "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn", phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”; một số thực phẩm bổ sung, các chai dung dịch có nhãn hiệu "Dr Tho".
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện vẫn tiếp tục làm việc để xác lập các hành vi vi phạm của các cá nhân tại địa chỉ đã kiểm tra, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm đang sử dụng bán cho bệnh nhân và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.