Theệpbịlừađảodẫndụgửitiềnvàocáctàikhoảntintặempoli vs intero Cổng thông tin điện tử chính phủ, tại hội thảo "Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu" do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 5/12 tại TP.HCM, thống kê số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2016, đã có khoảng 22.000 vụ lừa đảo gây thiệt hại trên 3 tỷ USD. Các vụ lừa đảo này diễn ra ở 79 quốc gia, trong đó, tội phạm chủ yếu từ các tổ chức tại Đông Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông. Điều này cho thấy, thương mại quốc tế đã và đang đối diện với nguy cơ bị lừa đảo trong hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán điện tử, khi cơ sở pháp lý bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp và các hợp đồng giao thương. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một số đối tác chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc... Trong những năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 349,2 tỷ USD. Đánh giá về tình hình thanh toán quốc tế tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thanh toán quốc tế Ngân hàng An Bình cho biết từ năm 2013 đến nay, xu hướng doanh nghiệp chuyển sang phương thức chuyển tiền, thanh toán trực tiếp, ít sử dụng những biện pháp phòng ngừa và phương thức thanh toán qua ngân hàng, tổ chức tín dụng để giảm chi phí. Tuy nhiên, với những phương thức này, doanh nghiệp đối diện với rủi ro bị tội phạm công nghệ tấn công. Các đối tượng thường tấn công vào tài khoản, tạo email giả và dẫn dụ nạn nhân gửi tiền vào các tài khoản tin tặc. |