Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh tư liệu)
Nhân dịp kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,ềnthôngLàocangợitấmgươngđạođứccủaChủtịchHồChílịch thi đấu indonesia liga 1 tờ Pathetlao số ra các ngày 17-18/5 đã đăng tải các bài giới thiệu về cuộc đời và hoạt động trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ca ngợi tấm gương đạo đức cách mạng cao cả của Người.
Bài “Cuộc đời và hoạt động trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” cho biết ngay từ khi còn nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thích đọc những bài thơ nói về lòng yêu nước, hay các câu chuyện kể về các vị anh hùng hy sinh vì đất nước.
Theo bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ trên con đường đi tìm đường cứu nước, tìm đường giải phóng người dân bị áp bức, bóc lột.
Khi nghiên cứu về lý luận Marx-Lenin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, Người hiểu ra rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng đất nước và giúp cho người dân lao động trên toàn thế giới thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Vì vậy, Người luôn kiên định với chủ nghĩa Marx-Lenin trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bài báo kết luận sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đức tính tốt đẹp của Người quá vĩ đại, quá bao la, không lời nào kể hết. Người đã có những đóng góp to lớn và vĩ đại cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì dân chủ và hòa bình, vì sự tiến bộ xã hội của thời đại ngày nay. Bài báo ca ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy và nhà lãnh đạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người bạn thân thiết của tất cả các quốc gia bị áp bức và của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.
Trong số ra ngày 18/5, tờ báo này tiếp tục đăng bài tiêu đề “Học tập noi gương đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh," ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hình mẫu để học tập, noi theo.
Bài viết đã kể về sự hy sinh, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trên con đường cứu nước, tuy nhiên, Người đã lấy sự khó khăn gian khổ, để thử thách và tự rèn luyện bản thân trong công cuộc đấu tranh cách mạng.
Bài viết nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình mẫu, là tấm gương trong sáng của tinh thần cách mạng cao cả, của ý chí chiến đấu dũng cảm không chấp nhận đầu hàng; hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Suốt cuộc đời, Người đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng đất nước và giải phóng nhân loại, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Bài viết đề cao đạo đức cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là trung thành với Đảng, hiếu nghĩa với nhân dân, cần cù chịu khó, tiết kiệm, trung thực công bằng, luôn vì lợi ích tập thể, không vì lợi ích cá nhân, thật thà ngay thẳng, liêm chính chí công. Người luôn hết lòng yêu thương nhân dân người lao động, gần gũi gắn bó với quần chúng và tuyệt đối tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của quần chúng.
Theo bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính gương mẫu tiết kiệm, lao động và học tập. Người "ăn không ngon, ngủ không yên khi nhân dân vẫn còn nghèo khổ."
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc về lời nói của Lenin “học, học nữa, học mãi” và suốt cuộc đời, Người luôn học không ngừng nghỉ để nâng cao hiểu biết.
Bài báo nhắc lại Chủ tịch Hồ Chí Minh thành thạo ngôn ngữ của 8 quốc gia và Người đã viết rất nhiều loại sách, viết báo, viết truyện, viết kịch, vẽ tranh, làm thơ...
Bài báo cho biết điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhất là góp ý phê bình cho nhau và tự phê bình, đó là cách để mỗi chúng ta luôn biết tự ý thức mình, là sự giúp đỡ yêu thương nhau, nhằm kịp thời khắc phục những cái sai và tránh mắc phải khuyết điểm.
Người nói rõ rằng “Trong Đảng, phải thực hiện dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm túc đối với việc góp ý phê bình bạn bè đồng chí và tự phê bình bản thân. Đó là cách tốt nhất giúp củng cố và tăng cường đoàn kết và thống nhất trong Đảng”./.
Theo TTXVN