Tính đến nay,ệuquảtừĐềátỷ số trận argentina hôm nay các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã triển khai thành công Đề án 1036 về tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1036/QĐ-UBND ngày 8-5-2014. Sau 2 năm triển khai, đề án này đã tạo hiệu quả trong công tác cải cách hành chính (CCHC) tại các địa phương.
Từ khi triển khai Đề án 1036, bộ phận “một cửa” UBND TX.Tân Uyên đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong giải quyết TTHC Ảnh: H.V
Tại TX.Bến Cát, từ khi triển khai Đề án 1036 đến nay, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp (DN). Bộ phận tiếp nhận hồ sơ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị điện tử phục vụ cho bộ phận một cửa hiện đại với 9 lĩnh vực tham gia giải quyết hồ sơ TTHC cho người dân, DN, được cập nhật trên phần mềm quản lý hồ sơ hành chính, thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Từ khi triển khai đề án, công tác giải quyết TTHC đã từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cụ thể, 7 tháng của năm 2016, bộ phận một cửa tiếp nhận và giải quyết gần 20.000 hồ sơ, đã giải quyết đúng hạn chiếm tỷ lệ trên 90%.
Tại TX.Tân Uyên, từ khi triển khai Đề án 1036 đến nay đã đạt nhiều hiệu quả trong công tác CCHC. Cụ thể UBND thị xã đã rà soát, công khai 188/220 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện, công tác giải quyết TTHC tại bộ phận “một cửa” được bố trí bài bản, hợp lý, tạo điều kiện cho người dân, DN. “So với yêu cầu của đề án vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, như: Chưa thực hiện liên thông phần mềm một cửa điện tử, chưa cung cấp dịch vụ công trực tuyến… Những hạn chế này, UBND thị xã đang tiếp tục chỉ đạo khắc phục, triển khai hiệu quả đề án này, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong thời gian tới”, ông Nguyễn Tấn Thy, Trưởng phòng Nội vụ TX.Tân Uyên cho biết.
Sau 2 năm thực hiện Quyết định 1036/QĐ-UBND ngày 8-5-2014 của UBND tỉnh, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện đã cơ bản đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân, DN trong giải quyết TTHC. Nếu như ở TX.Thuận An, 100% TTHC đều được giải quyết theo quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của thị xã được bố trí khá đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại phục vụ người dân, thì tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND TX.Dĩ An đã tạo bước “đột phá” trong cải cách TTHC. Bởi, các TTHC được quy định cụ thể, rõ ràng về các nội dung cần thiết cho cán bộ một cửa kịp thời giải quyết theo hướng nhanh, gọn, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân, DN.
Tại UBND huyện Bắc Tân Uyên, UBND huyện Phú Giáo từ khi triển khai đền án đã có những bước tiến mới trong giải quyết TTHC. Đây được xem là bước ngoặt, đẩy mạnh công tác CCHC cấp huyện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân, DN. Bởi trong thực tế, đề án khuyến khích các huyện, thị, thành phố đưa lĩnh vực y tế, giáo dục, thuế, kho bạc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; công khai quy trình, thành phần hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức văn bản giấy, văn bản điện tử, tra cứu trên máy tính trực tiếp tại bộ phận và trên trang thông tin điện tử các huyện, thị, thành phố…
Theo ghi nhanh của chúng tôi, từ khi UBND tỉnh triển khai Đề án 1036 về tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cấp huyện, các địa phương trong tỉnh đã áp dụng đồng bộ mô hình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cấp huyện. Cụ thể trong 7 tháng qua, tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại của các huyện, thị, thành phố đã tiếp nhận trên 45.000 hồ sơ các loại, trong đó tỷ lệ hồ sơ trả đúng hạn đạt 92,5%, hồ sơ trễ hạn chiếm tỷ lệ 2,1%, hồ sơ chưa đến hạn giải quyết 5,4%. Đây là một kết quả thực tế tăng so với trước đây, từng bước đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.
Theo đánh giá của Sở Nội vụ, từ khi triển khai thực hiện Đề án 1036, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND các huyện, thị, thành phố đã tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân, DN đến giao dịch TTHC tại các địa phương. Có thể nói, thực hiện tốt đề án này đã tạo bước “đột phá” trong cải cách TTHC cấp huyện. Từ đề án, lãnh đạo UBND cấp huyện quan tâm, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: Trang bị cơ sở vật chất thống nhất, hiện đại, thuận lợi và thân thiện để phục vụ người dân, DN. Các thiết bị công nghệ thông tin, điện tử, phần mềm và các thiết bị chuyên dụng khác đã được UBND các huyện, thị, thành phố quan tâm đầu tư bài bản.
Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email:[email protected]