Diễn đàn kinh tế Thể thao Việt Nam 2023 với chủ đề “Phát huy tiềm năng của kinh tế thể thao trong thời kỳ đổi mới”diễn ra sáng 3/6.
Tại diễn đàn,ÔngĐặngHàViệtThểthaoViệtNamkhóbánbảnquyềntruyềnhìgiải superettan thụy điển những lát cắt về các vấn đề trong kinh tế thể thao được gợi mở, bàn luận dựa trên cơ chế chính sách về thể thao, thực trạng thể thao Việt Nam, dòng tiền trong kinh tế thể thao với trung tâm là giải đấu thể thao, và kinh nghiệm, bài học thành công từ các mô hình kinh tế thể thao ở các nước trên thế giới. Quá đó gợi mở, giúp hoạch định ra tầm nhìn chính xác về kinh tế thể thao tại Việt Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt cho hay, hiện tại trên thế giới các giải đấu như bóng bầu dục, bóng chày tại Mỹ đang dẫn đầu về việc tạo ra doanh thu. Xếp sau đó là những giải đấu như bóng rổ NBA hay giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Đó đều là những giải đấu có doanh thu trên 5 tỷ USD
Trong khi đó ở Việt Nam mới có rất ít giải đấu tạo ra nguồn doanh thu tạm ổn từ tài trợ, bản quyền truyền hình như V-League và bóng rổ VBA.
"Cần biết rằng nguồn thu từ bản quyền truyền hình thường chiếm đến 50-70% doanh thu của giải đấu. Diễn đàn lần này gợi mở cho các Liên đoàn, Hiệp hội, nhà tổ chức giải đấu cách thức “định vị được khách hàng tiềm năng của mình”, cách thức thu hút người hâm mộ quan tâm theo dõi nhiều hơn, và đặc biệt là cách thu bán tài trợ, bán bản quyền truyền hình hiệu quả tối đa.
Sắp tới ngành Thể thao sẽ họp và trao đổi với các Liên đoàn, Hiệp hội, đặc biệt là LĐBĐ, LĐ bóng rổ bởi đây là hai đơn vị đang có bản quyền truyền hình quan trọng, tìm phương cách xử lý việc vi phạm bản quyền truyền hình. Việc này cần xử lý rốt ráo bởi nếu không sẽ để lại hệ luy nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhiều giải đấu ở nhiều bộ môn, liên đoàn khác",ông Hà Việt nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)