Nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư Phan Trung Nghĩa,ănáplựcâmvậnchuyểnbệnhnhâsoi kèo mainz Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa chế tạo thành công xe lăn áp lực âm dành riêng cho bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện, xe lăn áp lực âm đã được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) nghiệm thu đạt chất lượng và kỹ thuật, chuẩn bị chuyển giao đưa vào sản xuất để nhân rộng ứng dụng.
Sau khi chế tạo thành công băng ca áp lực âm dành cho bệnh nhân mắc Covid-19, từ tháng 10-2020, nhóm giảng viên, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu nghiên cứu, chế tạo xe lăn chuyên dụng áp lực âm sử dụng vận chuyển bệnh nhân mắc Covid-19, nhằm cách ly tạm thời bệnh nhân với các y, bác sĩ trong quá trình di chuyển để tránh lây nhiễm.
Xe được thiết kế giống như xe lăn y tế thông thường, nhưng được tích hợp thêm bộ phận bảo vệ bệnh nhân gồm 4 phần chính: Khung màng nhựa y tế PVC; màng lọc ULPA và bảng điều khiển; bình cung cấp ôxy và hệ thống ống dẫn khí. Bên trong khung màng nhựa y tế PVC sử dụng màng siêu lọc ULPA kết hợp đèn UV, giúp ngăn chặn hoàn toàn các giọt dịch nhỏ 0,15 micromet bay lơ lửng trong không khí có chứa vi rút.
Theo Phó Giáo sư Phan Trung Nghĩa, bên trong xe lăn, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một áp suất âm khoảng 20 pascal, vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, nhằm hạn chế lây nhiễm chéo và lây nhiễm cộng đồng trong quá trình di chuyển.
"Yếu tố quan trọng để tạo ra các sản phẩm áp lực âm ngăn ngừa lây nhiễm, đó là hệ thống điều khiển tạo áp suất âm nhanh nhất có thể và tiết kiệm năng lượng nhất. Vì thế, bên trong hệ thống điều khiển thiết bị được gắn cảm biến áp suất với độ sai số 0,1%. Chỉ cần mức áp suất bên trong có thay đổi nhỏ, hệ thống quạt hút tăng tốc độ hút lên tới 14.000 vòng/phút để giữ mức ổn định của áp suất nhờ độ nhạy của cảm biến trong bộ điều khiển”, Phó Giáo sư Phan Trung Nghĩa thông tin thêm.
Nói về tính ưu việt của thiết bị, Phó Giáo sư Phan Trung Nghĩa cho biết, thiết bị dùng liên tục khi di chuyển với pin sạc, sử dụng được từ 4 đến 5 giờ. Bệnh nhân sẽ an tâm và được chăm sóc đầy đủ khi ngồi bên trong xe lăn áp lực âm. Các y, bác sĩ cũng cảm thấy an toàn khi vận chuyển bệnh nhân.
Trong giai đoạn cả nước chung tay phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cho ra đời nhiều sản phẩm nghiên cứu sáng tạo, có đóng góp lớn cho cộng đồng, như: Máy thở hỗ trợ điều trị BK-Vent, bộ kit thử nhanh vi rút corona RT-Lamp và buồng áp lực dương lọc vi rút trên chuyến bay đến Guinea Xích đạo, băng ca áp lực âm BK-IC 4.0 (được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Bạch Mai sử dụng), mũ thở khí tươi, buồng khử khuẩn toàn thân di động…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường luôn khuyến khích các giảng viên vừa thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới sáng tạo, vừa đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để có cái nhìn rõ hơn, sát hơn thị trường, từ đó có tư duy cần nghiên cứu như thế nào để có những phát minh, sáng chế hữu ích, tạo ra giá trị cho xã hội và cộng đồng. Năm 2020, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học Việt Nam duy nhất vinh dự nhận giải thưởng “Đổi mới sáng tạo năm 2020” của Clarivate (Anh).
(Theo hanoimoi)
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ ba tại Việt Nam, tính đến ngày 4/2, tổng số lượt tải Bluezone đã đạt mốc 28 triệu lượt, tăng hơn 3 triệu so với ngày 28/1, bình quân tăng khoảng 500.000 lượt tải mỗi ngày.
顶: 79165踩: 9154
评论专区