Cụ ông U100 nổi tiếng chiều vợ, đêm xếp gối cho bà nằm xem bóng đá_toulouse – marseille

时间:2025-01-15 15:14:09来源:Betway作者:World Cup

Tình yêu không tuổi

Những ngày cuối năm,ụôngUnổitiếngchiềuvợđêmxếpgốichobànằmxembóngđátoulouse – marseille chị Hoài Thương (SN 1987, Phú Yên) khiến cộng đồng mạng xúc động khi chia sẻ câu chuyện tình yêu của ông bà ngoại chồng mình. Chị khẳng định, tình cảm của ông bà là minh chứng cho câu nói tình yêu luôn hiện hữu dù ở độ tuổi nào.

Ông bà ngoại của chồng chị Thương là Lê Đình Tẻo và Phạm Thị Yêm năm nay 92 tuổi. Thế nhưng hai người vẫn gắn bó, thương yêu nhau như những ngày đầu trở thành vợ chồng. Thậm chí, càng về già, tình cảm của ông bà càng thắm thiết, bền chặt.

Ông Tẻo và vợ thương nhau đến nỗi hễ một người ốm, ăn không ngon là người còn lại buồn bã đến bỏ bữa. Đặc biệt, ông Tẻo nổi tiếng chiều vợ. Bằng chứng là việc ông hy sinh mọi thú vui, thời gian của mình để thỏa mãn niềm đam mê của vợ.

Biết vợ thích xem bóng đá nhưng không biết cách mở ti vi, tìm xem những trận cầu hay, ông Tẻo gác lại sở thích của bản thân để lo cho vợ.

Mỗi ngày, ông xem lịch thi đấu bóng đá rồi ghi ra giấy. Sau đó, ông chuẩn bị những thứ cần thiết để bà Yêm có thể xem bóng đá một cách thoải mái, vui vẻ nhất.

tinh yeu 2.jpg
Ông Tẻo luôn muốn tự tay chăm sóc người vợ tào khang của mình

Chị Thương kể: “Ông xem lịch thi đấu bóng đá, ghi ra giấy rồi dặn con gái chuẩn bị cơm nước sớm vào những ngày ti vi phát trực tiếp các trận đấu bóng. Đến hôm trận đấu diễn ra, ông sẽ tự tay đẩy chiếc võng ngoài hiên vào nhà.

Ông cũng chuẩn bị gối, chăn đắp để bà nằm xem bóng đá thật thoải mái. Đúng giờ bóng lăn, ông bật ti vi lên cho bà xem.

Về phần mình, ông không thích xem bóng đá, chỉ thích xem phim truyền hình. Thế nhưng để bà vui, khi có bóng đá, ông luôn ngồi xem cùng bà. Xem xong, ông lại ân cần đỡ bà dậy rồi tự tay cất võng, tắt ti vi”.

Đổi lại, biết ông Tẻo thương yêu, chiều chuộng mình, bà Yêm cũng trân trọng, yêu quý chồng. Biết chồng tuổi cao, có phần lẫn, cả ngày kể đi kể lại một câu chuyện xưa, bà vẫn lặng lẽ, chăm chú ngồi nghe.

Mỗi khi chồng kết thúc câu chuyện, dù bản thân đã thuộc làu, bà luôn cười tươi, tỏ vẻ ngạc nhiên như lần đầu được nghe. Những lúc như thế, ông bà thường cùng nhau cười vui trong niềm hạnh phúc bình dị.

Thương yêu con cháu

Tình yêu của bà Yêm dành cho chồng còn thể hiện trong những lần giận lẫy đầy đáng yêu. Chị Thương nhớ lần bà Yêm bị ốm nhưng mọi người trong gia đình chưa kịp hỏi thăm vào buổi sáng.

Khi ông Tẻo đến bắt chuyện, hỏi thăm, cụ bà giận lẫy nói: “Ông để tôi chớt (chết-PV) luôn đi. Ông sáng giờ không thèm hỏi tôi. Có ai thèm thương tôi đâu”. Nói xong, cụ bà chống gậy đi vào phòng và đòi bỏ ăn.

Thấy vậy, ông Tẻo vừa chống gậy đuổi theo sau vừa năn nỉ: “Hôm nào tôi cũng hỏi thăm bà. Hôm nay, tôi hỏi thăm trễ một tí. Tôi bây giờ có cần ai nữa. Con cái có sao cũng kệ, chỉ tôi với bà thôi. Nếu bà không ăn thì tôi cũng không ăn”.

Chứng kiến cảnh hai cụ già chống gậy giận dỗi rồi làm lành, cùng nhau xuống bếp ăn cơm, chị Thương và các thành viên trong gia đình vừa buồn cười vừa thấy đáng yêu. Mỗi lúc như thế, lòng chị lại ấm lên niềm hạnh phúc.

Chị Thương cho biết, ông Tẻo và vợ gặp nhau trong thời chiến. Những năm tháng ấy, vì bom đạn, bà Yêm thất lạc gia đình. Sau đó, bà may mắn gặp ông Tẻo rồi hai người cưới nhau.

tinh yeu.jpg
Hiện nay, vợ chồng ông Tẻo (ngoài cùng bên phải) sống an vui, hạnh phúc cùng con cháu tại nhà riêng

Lấy chồng xong, bà xác định chỉ có mỗi ông Tẻo là người thân duy nhất. Sau này, bà may mắn tìm lại được người thân, gia đình. Dù vậy, vì đã cùng trải qua những thời khắc khó khăn nhất của đời người, ông bà luôn trân trọng, thương yêu nhau hết mực.

Hiện nay, hai ông bà sống cùng những người con tại quê nhà Khánh Hòa. Trong gia đình, ông bà là tấm gương sáng cho mọi thành viên. Ngoài yêu thương, trân trọng lẫn nhau, hai ông bà còn được nhận định là người nhân hậu, hết lòng vì con cháu.

Biết chị Thương sớm mất bố mẹ, ông bà rất thương. Thậm chí, ông Tẻo còn ra lời dặn cháu trai của mình: “Phải thương vợ thật nhiều vì nó chỉ có cháu làm chỗ dựa”.

Chị Thương tâm sự: “Ông bà là người sống tình cảm, thương cháu dâu hết mực. Tôi có nhiều kỷ niệm với ông bà. Tuy vậy, tôi nhớ nhất lần về thăm ông bà và được cả hai chăm sóc.

Bình thường, mỗi khi về thăm, tôi luôn dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho ông bà. Nhưng lần ấy, tôi cảm lạnh, đêm ho nhiều, không ngủ được. Sáng dậy, tôi thấy bà đã tự nấu cháo.

Thấy tôi, bà còn nói: "Cháu vào ngủ thêm đi. Ốm mà dậy sớm làm gì. Không phải nấu nướng gì hết, ông bà ăn cháo rồi". Còn ông, thấy tôi ho nhiều liền thức đêm hôm đưa thuốc cho tôi uống. Tình cảm của ông bà khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt”.

“Từ tình yêu của ông bà, tôi nhận ra rằng, một mối tình đẹp không phải là mối tình lãng mạn, long trời lở đất mà là dù năm tháng qua đi, mọi thứ đã thay đổi, chúng ta đã già, mắt mờ, chân chậm vẫn có một người nguyện ý ở bên, yêu thương đến khi nhắm mắt xuôi tay”, chị cho biết thêm.

Ảnh: NVCC

Chuyện tình hơn 40 năm chưa từng cãi nhau của ông bà U80 ở Đồng Nai

Chuyện tình hơn 40 năm chưa từng cãi nhau của ông bà U80 ở Đồng Nai

Được cháu ngoại chụp cho bộ ảnh kỷ niệm ở tuổi ngoài 70, vợ chồng bà Sang có dịp ôn lại chuyện tình hơn 40 năm gắn bó.
相关内容
推荐内容