Theữngtháchthứcngànhgiaothôngphảiđốimặttrongcáchmạngcôngnghiệket qua giai hang 2 duco Chinhphu.vn, nhận định về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đến ngành giao thông vận tải, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) cho rằng hiện nay ngành đang nằm trong bối cảnh chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng này.
Dẫn chứng đó là theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dự đoán đến năm 2025 sẽ có 21 điểm “bùng nổ” là những biến đổi công nghệ cụ thể sẽ định hình thế giới kỹ thuật số và siêu kết nối.
Trong đó, có thể kể đến các thay đổi mạnh mẽ liên quan đến ngành như 84,1% khả năng có thể xảy ra là chiếc ô tô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D; 79% khả năng có thể xảy ra là có 10% tổng lượng xe hơi lưu thông trên toàn cầu là xe không người lái, 67% khả năng có thể xảy ra các chuyến đi du lịch/công tác trên toàn cầu thực hiện thông qua việc chia sẻ phương tiện nhiều hơn so với dùng xe riêng; công nghệ vật liệu mới tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong xây dựng và kiến trúc như bê tông tự khôi phục, vật liệu nano, pin năng lượng mặt trời, vật liệu xanh…
"Gần nhất, mô hình Uber, Grab đã cho thấy hiện nay việc kết nối vạn vật đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực vận tải đường bộ tại Việt Nam", ông Hà khẳng định.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: "Bước đầu ngành đã hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, áp dụng công nghệ thông tin, kết nối Internet trong cung cấp các dịch vụ vận tải (đặt vé, check-in vé tàu, vé máy bay, thu phí đường bộ tự động). Sự xuất hiện các dịch vụ vận tải trên nền tảng Internet như taxi Uber, Grab; cung cấp các dịch vụ công qua Internet (cấp, đổi giấy phép lái xe, đăng kiểm xe cơ giới…) đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng này".
Thậm chí, thực tế chỉ vài năm trước đây, người dân Việt Nam khó ai tin được vận tải hành khách công cộng Uber, Grab lại phục vụ được con người thay vì “vẫy” taxi. Rồi những tuyến đường, cây cầu, một công trình giao thông… hiện nay đều có thể giám sát, theo dõi trực quan, trực tuyến, minh bạch từ khâu thiết kế, tiến độ thi công cho đến khi vận hành, bảo trì.
Cùng với các dịch vụ công thông minh được tự động hóa toàn điện đang diễn ra tại tất cả các lĩnh vực đường thủy, đường bộ, đường sắt và hàng không để phục vụ người dân. Tất cả các yếu tố “tự động hóa” thông minh phục vụ phát triển giao thông vận tải này đều là khởi điểm của kỷ nguyên 4.0.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ cũng nhìn nhận một thực tế đó là do hạn chế về nguồn lực và chưa có mô hình tổng thể ứng dụng CNTT nên các ứng dụng mới được phát triển trong phạm vi hẹp.