Tim Cook và Apple
Năm 1988,ândungTimCookVịCEOkíntiếngnhấtlàngcôngnghệsố liệu thống kê về nagoya grampus gặp vissel kobe ở tuổi 37, Tim Cook chấp nhận lời đề nghị làm việc tại Apple giữa những ngày tháng khó khăn nhất của “táo khuyết”. Ông cho biết chỉ 5 phút đầu tiên trong cuộc phỏng vấn với Steve Jobs, ông đã muốn vứt bỏ mọi sự ngờ vực và logic để bay đến gia nhập Apple. Khi ấy, mọi người xung quanh gọi ông là kẻ điên vì đang có công việc tại hãng máy tính hàng đầu thế giới (Compaq). Tuy nhiên, tiếng nói bên trong ông giục giã “Đi về phía tây, cậu trai trẻ. Đi về phía tây”. “Đôi khi, bạn ra đi chỉ vì như thế”, Cook hồi tưởng.
16 năm kể từ thời điểm đó, ông nổi lên như một nhà quản lý kinh doanh xuất sắc và được Jobs yêu mến. Khi trở thành CEO Apple, ông vực dậy cả công ty đi qua thời kỳ đen tối sau cái chết của Steve và vượt mức kỳ vọng của phố Wall. Ngày nay, Apple được xếp vào hàng những doanh nghiệp giá trị nhất lịch sử dù khi Cook đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch điều hành, Apple đang đứng bên bờ vực phá sản. Chỉ vài tháng trước đó, trong một sự kiện công nghệ, ai đó đã hỏi Michael Dell, nhà sáng lập Dell, về giải pháp cứu Apple. Ông đáp lại: “Tôi sẽ đóng cửa và trả lại tiền cho cổ đông”.
Cook từ bỏ chức vụ Phó chủ tịch nguyên vật liệu cho Compaq, nhà sản xuất máy tính lớn nhất thị trường để đến với Apple với nhiệm vụ đưa công ty quay trở lại cuộc chơi. Ông phải cung cấp những nguyên vật liệu và máy móc để Jobs và nhà thiết kế thiên tài Jony Ive sử dụng nhằm thay đổi thế giới. Theo cựu phóng viên Wall Street Journal, Tim về cơ bản phụ trách họ nhận được chất lượng, số lượng mong muốn vào đúng thời điểm. “Bất kể Jobs yêu cầu gì, Tim đều biến nó thành hiện thực”.
Cook cũng có yêu cầu cao không kém Jobs. Là một người làm việc không mệt mỏi, ông có thể gọi cho nhân viên vào đêm chủ nhật để hỏi về việc của tuần kế tiếp. Các thành viên trong nhóm phải chuẩn bị các cuộc họp hàng tuần như thể họ đang dự kỳ thi cuối cùng, và ông chủ của họ sẽ không tha cho họ trong hàng giờ liền. Theo nguyên tắc của Cook, không dự đoán được câu hỏi của ông và không có câu trả lời chính xác là một tội lỗi.
Ông xem xét kỹ lượng mọi khâu trong quy trình hoạt động. Sau khi đóng cửa một số nhà máy của Apple, Cook thiết lập mạng lưới nhà sản xuất và cung ứng khắp châu Á, giảm lượng hàng tồn kho tốn kém sang sản xuất theo đơn hàng. Hơn nữa, ông có thể dự báo chính xác nhu cầu máy nghe nhạc, di động để theo kịp. Vào thời kỳ đỉnh cao của “cơn sốt” iPad, chuỗi cung ứng đủ sức sản xuất 15 triệu tablet chỉ trong vòng 9 tháng.
Trên một thị trường không khoan nhượng, nơi chỉ một cái sảy chân cũng “đi tong” cả năm lợi nhuận, hệ thống của Cook vẫn duy trì được sự hiệu quả. Đóng góp của ông cho thành công sửng sốt của Apple là không thể chối cãi. Chỉ trong vòng 1 năm Cook được tuyển dụng, công ty đã đi vào khuôn khổ. Hiện tại, nhà sản xuất iPhone thu về hơn 170 tỷ USD doanh thu mỗi năm.
Tuy nhiên, đối với người hâm mộ Apple, sự hiệu quả không đáng để khoa trương. Họ muốn sự ma thuật, thứ mà Jobs luôn mang lại. Khi không còn được nhà sáng lập huyền thoại dẫn dắt, họ băn khoăn ánh sáng sẽ đến từ đâu? Ai có thể “cầm trịch” để làm ra thêm một sản phẩm như iPod, iPhone và iPad? Với Cook, người trái ngược với Jobs ở nhiều mặt, đó là một câu hỏi lớn. Liệu ông đã chuẩn bị câu trả lời hay chưa? Chúng ta sẽ sớm biết.
Con người bí ẩn
Là một người đặc biệt kín tiếng, Cook cẩn thận bảo vệ từng chi tiết nhỏ trong đời tư của mình. Đó là lý do vì sao ông gây xôn xao khi tiết lộ bản thân là người đồng tính trong tuyên bố ngắn ngủi. Ông gần như không bao giờ phát biểu trước truyền thông. Những thông tin ít ỏi ông chia sẻ đều đến từ các bài phát biểu công khai, hội thảo công nghệ, trò chuyện với sinh viên. Những gì chúng ta biết chỉ bao gồm: Cook được nuôi dạy tại Robertsdale, thị trấn sùng đạo, yêu thích bóng đá. Ông chơi kèn trombone trong ban nhạc, làm việc tại ban niên giám của trường trung học. Bố của ông, Donald, là quản đốc tại một xưởng đóng tầu. Mẹ của ông, Geraldine, làm việc tại một hiệu thuốc khi không phải trông 3 con. Tim là con giữa.
Năm 1978, Cook di chuyển 220 dặm về phía Bắc tới trường đại học Auburn, nơi ông được khám phá 4 năm sau đó bởi một nhà tuyển dụng IBM. Dick Daugherty, người quản lý trung tâm nghiên cứu của IBM tại Bắc Carolina, nhận xét ngay từ khi ra trường, bước vào giới kinh doanh, Cook đã được nhìn nhận như người có năng suất cao. Ông tình nguyện làm xuyên kỳ nghỉ để giúp bộ phận đáp ứng được mục tiêu sản xuất. Bất chấp tuổi còn trẻ, Cook đủ khả năng xử lý các nhiệm vụ khó khăn.
Trong 12 năm tại công ty, Cook tiến từng bước trở thành Giám đốc hậu cần khu vực Bắc Mỹ. Vào các buổi chiều, ông học MBA tại Duke. Ông được mọi người yêu mến nhưng phần nào đó cô đơn. “Ông ấy không ngần ngại thảo luận về một vấn đề, và không ngại để cho người nào đó thuộc cấp cao hơn biết họ sai lầm. Tuy nhiên, ông chắc chắn không phải là kẻ áp đảo người khác”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)