Tuy nhiên,àynàynămxưaNữphicônghuyềnthoạimấttíchbíẩlịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này chỉ hai năm rưỡi sau, nữ phi công huyền thoại người Mỹ đã mất tích khó hiểu trong một chuyến đi nhằm tạo nên kỳ tích bay mới. Cho đến nay, nhiều người vẫn coi đây là bí ẩn lâu đời nhất lịch sử hàng không thế giới.
Amelia Earhart khi còn nhỏ. Ảnh: Alamy |
Amelia Earhart sinh năm 1897 trong một gia đình khá giả ở Atchison, bang Kansas, Mỹ. Ngay từ nhỏ, Earhart đã tỏ ra là cô bé can đảm, có chí tiến thủ và ưa phiêu lưu mạo hiểm không kém cạnh nam giới.
Theo trang Ameliaearhart.com, Earhart không chỉ giỏi thể thao mà còn đạt kết quả xuất sắc trong học tập, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên. Bà theo học cùng lúc 6 trường phổ thông và tốt nghiệp đúng hạn, một kỳ tích hiếm người làm được.
Năm 1914, khi gia đình trở nên sa sút, Earhart đã cùng người thân chuyển đến sinh sống ở Chicago, bang Illinois, Mỹ. Lúc này, với tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, cô gái trẻ bắt đầu tìm việc làm để trang trải cho bản thân và phụ giúp gia đình. Đáng nói, Earhart tỏ ra thích thú với những nghề thường bị coi là không dành cho phụ nữ lúc bấy giờ, chẳng hạn như luật sư, kỹ sư cơ khí hay đạo diễn.
Trước khi quyết định gắn bó cuộc đời với "những chú chim sắt", Earhart từng làm y tá. Sau khi chứng kiến những binh sĩ bị thương trở về trong Thế chiến lần thứ nhất, bà quyết định học để trở thành y tá, chăm sóc thương, bệnh binh tại Bệnh viện quân y Spadina ở Toronto, Canada.
Ảnh: History.com |
Mãi tới tháng 12/1920, Earhart mới tìm thấy niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời mình. Khi cùng cha tới thăm một trường bay ở Long Beach, bang California, lần đầu tiên bà được trải nghiệm cảm giác tự do bay lượn trên bầu trời. Chuyến bay kéo dài chỉ 10 phút và mất phí 10USD đã khiến Earhart quyết tâm trở thành phi công.
Để có đủ tiền biến giấc mơ thành hiện thực, Earhart phải làm nhiều nghề, từ chụp ảnh dạo đến lái xe tải. Cuối cùng, cô gái trẻ dành dụm được 1.000USD để theo học khóa đào tạo phi công tại Trường Kinner Field ở Long Beach từ tháng 1/1921. Trong suốt thời gian học, Earhart sẵn sàng làm mọi công việc vặt để được theo chân giáo viên hướng dẫn học hỏi thêm ngoài giờ.
Ảnh: PBS |
Bất chấp các lời dè bỉu, chế giễu của những học viên nam cùng trường, chỉ sau một năm, Earhart đã lái được một máy bay Kinner Airster cũ lên độ cao gần 4.300 mét, một kỷ lục thế giới đối với phi công nữ vào thời điểm đó. Ngày 15/5/1923, bà trở thành người phụ nữ thứ 16 ở Mỹ được cấp bằng phi công.
Năm 1928, Earhart tiếp tục lập kỷ lục mới khi trở người phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương, nhưng chỉ với vai trò như hành khách giúp tổ lái ghi chép lại lịch trình chuyến bay. Trả lời phỏng vấn sau khi máy bay hạ cánh, Earhart nói, bà cảm thấy mình chỉ như hành lý, nên quyết tâm một ngày nào đó sẽ tự lái phi cơ vượt biển.
Trong giai đoạn từ năm 1928 - 1930, Earhart làm biên tập viên chuyên mục hàng không cho tạp chí thời trang nổi tiếng Cosmopolitan. Với công việc viết lách, bà cũng tỏ ra xuất sắc khi cho ra đời nhiều bài viết và một số cuốn sách gây chú ý về những kinh nghiệm phi công của mình.
Ảnh: Word Press |
Ngày 21/5/1932, chính xác là 5 năm sau khi Charles Lindbergh trở thành người đầu tiên một mình bay qua Đại Tây Dương, Earhart đã trở thành nữ phi công đầu tiên trên thế giới lặp lại được kỳ tích đó bằng chuyến bay kéo dài 15 tiếng đồng hồ từ Newfoundland và Labrador, cực đông Canada tới Londonderry, Ireland. Nhờ chuyến đi này, bà được Quốc hội Mỹ trao tặng huân chương tưởng thưởng.
Vụ mất tích bí ẩn của nữ phi công huyền thoại |
Tổng thống Herbert Hoover cũng ca ngợi Earhart là "người phụ nữ tiên phong, tấm gương cho mọi thế hệ người Mỹ học tập và ngưỡng mộ vì ý chí quyết tâm, cá tính mạnh mẽ và tinh thần sẵn lòng hợp tác".
Nữ phi công quả cảm tiếp tục gặt hái các thành công mới và được trao tặng nhiều huân, huy chương cho các thành tích bay cá nhân. Ngày 11/1/1935, Earhart đã trở thành người đầu tiên thực hiện thành công chuyến bay một mình từ Hawaii tới Bắc Mỹ và giành giải thưởng 10.000USD.
Bà Earhart đứng trước chiếc máy bay Lockheed Electra-10E. Ảnh: Smithsonian Institution |
Bà tiếp tục đặt mục tiêu táo bạo hơn là bay vòng quanh thế giới theo đường xích đạo bằng một chiếc Lockheed Electra-10E cánh đơn, hai động cơ. Bà mời được 3 người cùng tham gia kế hoạch là hoa tiêu thứ nhất Harry Manning, hoa tiêu thứ hai dày dạn kinh nghiệm về hàng hải lẫn hàng không Frederick Noonan và phi công Paul Mantz làm cố vấn kỹ thuật.
Theo kế hoạch ban đầu, hành trình bay vòng quanh thế giới sẽ bao gồm các chặng bay từ Oakland, bang California về hướng tây sang Hawaii, rồi qua châu Úc, châu Á, châu Phi, bang Florida, Mỹ và cuối cùng là trở về California. Mọi việc khởi đầu suôn sẻ khi Earhart và ba bạn đồng hành kết thúc 16 giờ bay, đáp xuống đảo Oahu thuộc Hawaii vào ngày 18/3/1937. Song, chiếc Electra sau đó gặp trục trặc, buộc Earhart phải cho đưa về Florida để sửa chữa.
Bà Earhart và hoa tiêu Noonan. Ảnh: Alamy |
Gần 3 tháng sau, Earhart khôi phục kế hoạch bay, nhưng lần này đổi hành trình theo chiều ngược lại. Ngày 1/6/1937, bà cùng hoa tiêu Noonan rời Miami và bay theo hướng đông. Vượt hơn 35.400km với nhiều điểm dừng chân trong 21 ngày, bộ đôi đã đến thành phố Lae của Papua New Guinea. Địa điểm cũng ghi dấu việc Earhart chỉ còn cách đích đến cuối cùng 11.200km.
Không ai ngờ chuyến bay cất cánh ngày 2/7/1937 từ thành phố Lae sang hòn đảo nhỏ bé Howland giữa Thái Bình Dương lại là chặng hành trình cuối cùng của nữ phi công huyền thoại.
Theo tờ Atchison Daily Globe, vào ngày định mệnh, do phải vượt qua quãng đường dài khoảng 4.100km nên Earhart và Noonan phải tháo gỡ nhiều thiết bị liên lạc và định hướng trên máy bay để lấy chỗ chứa thêm nhiên liệu. Chiếc Electra phát tín hiệu cuối cùng lúc 8h45, ở vị trí được cho là cách đảo Howland khoảng 160km.
Việc máy bay cùng nữ phi công lừng danh và bạn đồng hành biến mất không tăm tích đã gây rúng động toàn nước Mỹ. Nhà chức trách đã cho xúc tiến một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn chưa từng thấy. Suốt 2 tuần sau đó, Hải quân Mỹ đã lùng sục khắp một vùng biển rộng lớn tới 650.000km2 nhưng không tìm thấy bất kỳ manh mối nào. Ngày 19/7/1937, Mỹ kết thúc chiến dịch tìm kiếm tiêu tốn tới 4 triệu USD. Sau hơn một năm rưỡi điều tra, ngày 5/1/1939, tòa án Mỹ chính thức tuyên bố Earhart và Noonan đã chết.
Do cuộc điều tra chính thức không tìm ra được nguyên nhân dẫn đến vụ mất tích bí ẩn của bà Earhart và hoa tiêu đi cùng, nên trong dư luận đã xuất hiện nhiều đồn đoán và giả thuyết nhằm lí giải sự cố. Theo một số nhà nghiên cứu, họ có thể đã bị quân Nhật bắt giam làm tù binh trên đảo Saipan cho đến tận khi qua đời.
Wally Earhart, em họ của bà Earhart, lại tin chiếc Electra bị rơi xuống Thái Bình Dương, nhưng hai người trên máy bay đã được một tàu cá Nhật cứu sống. Cả hai sau đó được đưa tới đảo Saipan, ông Noonan bị sát hại, còn bà Earhart chết vì bệnh tật ở đây. Theo ông Wally, Chính phủ Mỹ che giấu vụ việc vì Earhart là một điệp viên do thám các căn cứ quân sự Nhật ở Thái Bình Dương cho chính quyền Tổng thống Franklin Roosevelt.
Một bức ảnh được tin là chụp bà Earhart và ông Noonan trên bến tàu ở đảo Jaluit Atoll thuộc quần đảo Marshall nằm dưới sự quản lý của người Nhật năm 1937. Ảnh: CNN |
Trong cuốn sách "Amelia Earhart: Beyond the Grave", nhà nghiên cứu W.C. Jameson đề cập đến khả năng Earhart được Nhật trao trả về Mỹ năm 1945 và bà tiếp tục sống đến năm 1982 với tên gọi mới là Irene Craigmile Bolam.
Năm 2018, chuyên gia Ric Gillespie, thuộc Nhóm Phát hiện máy bay lịch sử quốc tế (IGHAD) có trụ sở tại Mỹ, cũng gây chú ý khi công bố nghiên cứu về các cuộc gọi cấp cứu của máy bay Lockheed Electra và một bộ xương được tìm thấy ở bãi biển trên đảo Nikumaroro thuộc nước Kiribati năm 1940.
Ông Gillespie và các cộng sự cho rằng, Earhart đã phải sống những ngày cuối đời mắc kẹt trên đảo sau khi rơi máy bay. Song, chính quyền Anh đã bác bỏ giả thuyết này, sau khi một bác sĩ kết luận rằng các xương thu được là của đàn ông do sở hữu kích thước lớn hơn mức trung bình.
Tất cả các giả thuyết cùng những bằng chứng công bố không thuyết phục được số đông, khiến vụ mất tích của nữ phi công Earhart vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất mọi thời đại.
Tuấn Anh
(责任编辑:World Cup)