Tổng Bí thư,ópphầnlàmsâusắchơnquanhệgắnbótincậyViệkeo nha cai.men Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp ông Thongloun Sisoulith sang Việt Nam dự Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào về hợp tác song phương hồi tháng 12/2020. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 28 đến ngày 29/6.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026, góp phần khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của cả hai nước, đặc biệt coi trọng giữ gìn và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ gắn bó, tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trong nhiệm kỳ mới.
Mối quan hệ gắn bó, thủy chung
Là hai nước láng giềng vô cùng thân thiết, trải qua quá trình lịch sử đấu tranh gian khổ, vượt qua những thử thách, mối quan hệ Việt Nam và Lào ngày càng gắn bó, thủy chung, tin cậy, hiệu quả.
Với nền móng vững chắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, quan hệ Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh ở mỗi nước.
Quan hệ chính trị của hai nước tiếp tục được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, giữ vai trò nòng cốt định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước.
Hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Chính phủ; tập trung triển khai thực hiện tốt các Tuyên bố chung và Thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước...
Các ban của Đảng, bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương của hai nước đều ký và tích cực triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác song phương và thường xuyên có các chuyến thăm lẫn nhau để thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác mà hai bên cùng quan tâm.
Hai bên cũng tăng cường trao đổi thông tin, hội thảo lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, quản lý kinh tế-xã hội, hợp tác, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp của Lào.
Hai bên phối hợp tuyên truyền sâu rộng về truyền thống quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào; tổ chức tốt các ngày lễ quan trọng của hai Đảng, hai nước; tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, nhất là trong thế hệ trẻ nhân các sự kiện trọng đại trong quan hệ giữa hai nước; triển khai xây dựng một số công trình và tôn tạo các di tích lịch sử về quan hệ Việt Nam-Lào ở mỗi nước...
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, hai bên vẫn duy trì thường xuyên một số chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao bằng các hình thức phù hợp.
Hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại tiếp tục được khẳng định là một trong những trụ cột hết sức quan trọng trong quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.
Hai bên phối hợp chặt chẽ bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước; thực hiện tốt các Nghị định thư và Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa hai Bộ Quốc phòng, hai Bộ Công an; hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển bền vững; hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào và ký 2 văn kiện pháp lý quan trọng là "Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Việt Nam-Lào" và "Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào" (năm 2016).
Các cơ quan chức năng hai nước phối hợp phòng, chống các tội phạm xuyên quốc gia, nhất là buôn lậu vận chuyển chất ma túy; tiếp tục tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào; phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Hai bên thực hiện có hiệu quả cơ chế tham vấn thường niên cấp Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao; tăng cường trao đổi thông tin về tình hình thế giới và khu vực mà hai bên cùng quan tâm; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các hoạt động tại các diễn đàn đa phương.
Hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Với nền móng vững chắc là mối quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó, thực chất, quan hệ kinh tế của hai nước cũng ngày càng khởi sắc.
Tính đến nay, Việt Nam có 413 dự án đầu tư sang Lào, với tổng số vốn đầu tư là 4,22 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010 và đã giải ngân lũy kế khoảng 2,2 tỷ USD.
Một số dự án lớn đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm cho người dân Lào, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước.
Giai đoạn 2016-2020, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 4,8 tỷ USD. Kim ngạch thương mại cơ bản có sự tăng trưởng, đến nay đã đạt trên 1 tỷ USD và đã có những bước phát triển tích cực.
Các cơ chế ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước được hai bên tiếp tục thực hiện và danh mục ngày càng được mở rộng.
Nhiều lĩnh vực hợp tác trọng điểm cũng được Việt Nam-Lào chú trọng như: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông, vận tải và xây dựng; hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng…
Về hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Lào, hai bên đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2020 đã tạo ra sự thay đổi tích cực đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Lào; thúc đẩy lĩnh vực dạy nghề thông qua việc cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy nghề của Lào.
Trong 5 năm qua (2016-2020), Việt Nam đã đào tạo cho Lào gần 20.000 người. Hiện tại, số lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam là 16.664 người và Việt Nam có khoảng 300 lưu học sinh đang học tập tại Lào.
Nhân viên cảng vụ hàng không Nội Bài vận chuyển những thùng hàng vật tư, thiết bị y tế chuẩn bị chuyển lên máy bay sang giúp nhân dân Lào. (Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN)
Hoạt động đối ngoại nhân dân được hai nước quan tâm thường xuyên; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, góp phần đưa mối quan hệ Việt Nam-Lào ngày càng đi vào chiều sâu.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có ý nghĩa rất đặc biệt, tiếp tục khẳng định tình đoàn kết, gắn bó, tin cậy, thủy chung, trong sáng, trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.
Đồng thời đây là dịp để hai bên tiếp tục trao đổi kinh nghiệm trong phát tiển, các biện pháp thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai Đảng, hai nước năm 2021 và những năm tiếp theo./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Thể thao)
Theo B谩o Tin t峄ヽ
Tr铆 tu峄 nh芒n t岷 (AI) kh么ng c貌n l脿 膽i峄乽 xa l岷 v峄沬 con ng瓢峄漣. Tuy nhi锚n, s岷 ra sao n岷縰 con ng瓢峄漣 tranh lu岷璶 v峄沬 AI?