Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ: Thành quả của đổi mới và quyết tâm_gangwon fc vs
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các thành viên Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 3. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Với người nông dân – đối tượng thụ hưởng cuối cùng của chính sách,ìnlạinhiệmkỳChínhphủThànhquảcủađổimớivàquyếttâgangwon fc vs có thể ví nhiệm kỳ Chính phủ như một mùa vụ mà trong đó, các quyết sách của Chính phủ là những biện pháp ứng phó, vượt qua khó khăn của thời tiết còn kết quả quản lý, điều hành phản ánh năng suất, thành quả lao động.
Khi một nhiệm kỳ trôi qua, cơ sở để đánh giá chất lượng của mùa vụ ấy chính là trong nhà dân, thóc đầy bồ, rơm rạ đầy sân, gà vịt đầy vườn hay chính là hình ảnh nụ cười sảng khoái của những người nông dân bên đụn rơm vàng óng nhờ chăm chỉ, cần cù, chống bão hay ngăn lũ giỏi mà trúng mùa, thắng vụ.
Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi đánh giá về một nhiệm kỳ Chính phủ chính là sự nổi trội, hay dấu ấn nhiều hơn giữa thành tựu và hạn chế, đương nhiên, nếu những kết quả tích cực nổi trội hơn, thì nhiệm kỳ đó được coi là thành công.
Thời điểm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ cũng là lúc nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, nhìn lại quá trình 5 năm 2011-2016 để có những cái nhìn sòng phẳng và công bằng về một giai đoạn kinh tế-xã hội lịch sử của đất nước. Nhưng để có đánh giá đúng đắn nhất về một nhiệm kỳ, phải lấy điểm tựa là bối cảnh đất nước ở đầu và cuối nhiệm kỳ làm thước đo mức độ phát triển.
Bước ngoặt đi đến thành công
Còn nhớ, nền kinh tế bước vào giai đoạn 2011-2016 khi các kết quả đạt được trong giai đoạn 2006-2010 chưa thực sự vững chắc. Bên cạnh diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, tác động mạnh đến tình hình kinh tế trong nước làm phát lộ nhiều bất ổn, yếu kém, đặc biệt là sự gia tăng phi mã của lạm phát - sự đánh đổi của chính sách chống suy giảm kinh tế trong thời kỳ trước; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Đi lên từ bất ổn, bắt tay vào triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội 5 năm, với tinh thần chủ động và trách nhiệm cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Sự ra đời của Nghị quyết số 11/NQ-CP là quyết sách hết sức kịp thời và hợp lý, làm xoay chuyển tình hình đem lại những thành tựu quan trọng và trở thành kim chỉ nam, định hướng mang tính xuyên suốt trong công tác quản lý điều hành của Chính phủ suốt nhiệm kỳ.
Nghị quyết 11/NQ-CP là sự khẳng định bước chuyển chiến lược trong tư duy điều hành của Chính phủ: Nhất quán chuyển từ tập trung “duy trì tăng trưởng” sang nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Quyết sách táo bạo ấy như một cột mốc, tạo ra bước ngoặt mới trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Góp ý về Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Vương Đình Huệ (Bình Định) cho rằng, đây là sự chủ động nổi bật của Chính phủ vào thời điểm đầu nhiệm kỳ: Thắt chặt đầu tư công để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu Chính phủ không kiên trì theo đuổi mục tiêu đó thì không có kết quả hôm nay. Đó là bài học rất tốt cho nhiệm kỳ tới đây của Chính phủ.
Quan điểm đổi mới mạnh mẽ của Chính phủ đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, của cộng đồng các nhà tài trợ, đầu tư và bạn bè quốc tế. Chính Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết 11/NQ-CP – bản Nghị quyết được coi là “văn bản nhiệm kỳ” này, góp phần tạo nên những dấu ấn lớn của Chính phủ trong thời gian sau đó.
Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô
Nhiều ý kiến cho rằng, đặc điểm bao trùm trong điều hành của Chính phủ thời kỳ này là sự kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện các đột phá chiến lược, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh hướng tới phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời từng bước vượt qua thách thức, tham gia hội nhập sâu rộng hơn.
Kết thúc giai đoạn 5 năm 2011-2016, những nỗ lực và sự kiên trì trong quản lý, điều hành với tư duy đổi mới của Chính phủ đã thu được kết quả mong đợi. Hai chỉ số ấn tượng nhất đọng lại sau 5 năm của nhiệm kỳ là tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% năm 2015 (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 5-7%), thấp nhất kể từ năm 2001 và mức độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt trên 5,9%/năm (trong đó, năm 2015 đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008).
Từ chỗ đặt mục tiêu kiềm chế mức tăng phi mã của chỉ số CPI vào đầu nhiệm kỳ, đến năm 2015, người ta đã có thể dùng đến thuật ngữ “kiểm soát” khi đánh giá về chỉ số này. Đây là minh chứng sống động nhất, kết quả làm thỏa mãn cả người dân và giới quan sát kinh tế đối với nỗ lực hoàn thành mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ và thực hiện thành công.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô được coi là thành tựu quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam trong 5 năm vừa qua. Khi đánh giá về nhiệm kỳ Chính phủ, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, thành công lớn nhất, nổi bật nhất trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành một cách chủ động, linh hoạt trên cơ sở ban hành và thực hiện kiên quyết nhiều chính sách kiểm soát tốt lạm phát, ổn định về cơ bản kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Vì vậy, nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm trên 5,9%/năm là mức khá cao trong bối cảnh kinh tế-xã hội ở các nước trên thế giới và khu vực có nhiều biến động bất ổn về kinh tế vĩ mô, khủng hoảng và suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng, không ít nước tăng trưởng âm…
Chú trọng cải cách thể chế
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Mặc dù còn nhiều việc tiếp tục đòi hỏi sự quyết tâm của Chính phủ, song cũng cần ghi nhận những kết quả ban đầu trong tư duy quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của Chính phủ.
Hai Nghị quyết điển hình trong việc thay đổi tư duy quản lý theo hướng cởi mở, công bằng và sát với tư duy quản lý kinh tế thị trường hơn của Chính phủ theo tinh thần của Hiến pháp 2013 đó là Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hai Nghị quyết này đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với vấn đề cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu sớm nâng tầm vị trí của Việt Nam trong bản đồ đầu tư-kinh doanh của khu vực và thế giới.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) đánh giá rất cao việc đổi mới tư duy quản lý điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ qua với nhận định: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng như nhiều lãnh đạo các bộ, ngành đã có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quan điểm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, một Chính phủ đang chuyển mình lấy phục vụ nhân dân là chính.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc thì cho rằng Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã thành công trong việc khởi động giai đoạn đột phá mới về cải cách thể chế, mà chúng ta vẫn thường nói làn sóng cải cách lần 2 trong nền kinh tế. Hai Nghị quyết mang số 19, chính là một cách tiếp cận, một “công nghệ” mới trong việc thúc đẩy cải cách thể chế.
Gánh nặng nợ công và bài toán cân đối ngân sách
Thành tựu đã khá rõ ràng, nhưng những hạn chế phát sinh sau 5 năm qua cũng đang làm đau đầu các thành viên Chính phủ và cũng là nỗi lo tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến những hệ lụy khó lường có thể làm “xiêu vẹo” vóc dáng mới mẻ của một nền kinh tế đang chuyển mình. Trong đó, gánh nặng nợ công và cán cân ngân sách là hai “căn bệnh” nặng nề nhất cần có những “chế độ dinh dưỡng” đặc biệt và những “liều thuốc” đặc trị.
Năm 2015, lần đầu tiên chi ngân sách nhà nước đã vượt 1,2 triệu tỷ đồng. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2015 nợ công ở mức 62,2% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Như vậy, chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, dư nợ Chính phủ cao như mức hiện nay xuất phát từ hai nguyên nhân: GDP thực tế thực hiện năm 2015 giảm mạnh và việc bổ sung 30.000 tỷ đồng kế hoạch giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2015.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước cho rằng, vấn đề cốt lõi quan trọng nhất của quản lý nợ công là kiểm soát độ an toàn của nó. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra các chỉ tiêu giới hạn về trần để kiểm soát tính bền vững của nợ công.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (thành phố Hải Phòng), để kìm hãm tốc độ phi mã của nợ công hiện nay, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay của các địa phương và các dự án lớn. Cải thiện cơ chế chính sách nhằm giải phóng tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thay đổi cơ cấu nợ công một cách hiệu quả hơn.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) thì đề xuất giải quyết bài toán nợ công gắn liền với việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nhiệm vụ cân đối ngân sách. Muốn thế, cần quản lý tốt nguồn thu, thu đúng, thu đủ thì giá trị thực thu sẽ được nâng lên rất nhiều.
Vị đại biểu này cũng cho rằng vẫn còn tư tưởng "ngân sách là chùm khế ngọt" trong công tác quản lý, việc cơ cấu chi ngân sách là bài toán chưa có đáp số. Về lâu dài, tình trạng ngân sách cạn kiệt và việc chi tiêu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng cho tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam. Chính phủ cần khắc phục sớm tình trạng thu không đủ chi, tránh bội chi dồn ứ từ năm này, qua năm khác.
Đổi mới tư duy mạnh mẽ để kiến tạo phát triển
Có thể nhắc lại lời nhận xét của đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) như một cái nhìn khách quan, công bằng về cả những thành tựu, hạn chế của nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua. Đó là, mặc dù ở đâu đó vẫn còn những hạn chế, thiếu sót mà Chính phủ đã chỉ ra nhưng những kết quả đạt được trong 5 năm qua là to lớn và căn bản, rất đáng ghi nhận.
Suốt giai đoạn nửa đầu của nhiệm kỳ, chủ quyền đất nước trên biển bị đe dọa, nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng, nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, thị trường vàng và ngoại tệ bất ổn, tình trạng bong bóng bất động sản và tồn dư bất động sản quá lớn.
Hệ thống hạ tầng giao thông khó khăn, thiên tai, hạn hán khốc liệt, khiến chúng ta vô cùng lo ngại. Nhưng đến bây giờ chúng ta có quyền tự hào đã vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt đó và những thành tựu đó, tự nó đã đánh giá chất lượng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong nhiệm kỳ này.
Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn kỳ vọng ở Chính phủ mới với một tư duy đổi mới vượt bậc để tiếp tục phát triển mạnh hơn, nhanh hơn, chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển như mong muốn của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng./.
TheoTTXVN