Gần đây nhất,ỉnhthànhbịgiảcôngvănchohọcsinhnghỉhọcphòngchốngdịkeonhacai chuẩn trên mạng xã hội lan truyền văn bản được cho là của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phướcvề việc học sinh được nghỉ học đến ngày 14/3 để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, sáng nay, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này khẳng định, văn bản trên là giả mạo.
Theo thông báo gần nhất của tỉnh này, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết ngày 21/2 để phòng, chống Covid-19.
Hiện cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước cũng đang truy tìm đối tượng đã làm công văn giả danh trên để xử lý theo quy định.
Tương tự, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắkcũng cho biết, vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện văn bản do Sở GD-ĐT Đắk Lắk ký, cho phép học sinh nghỉ học đến hết 28/2. Tuy nhiên, Sở này không hề ban hành văn bản như vậy.
Văn bản có nhiều nội dung bất hợp lý như số hiệu văn bản, nội dung, nhưng lại được chia sẻ ồ ạt trên mạng xã hội gây tâm lý hoang mang lo lắng cho phụ huynh.
Học sinh tỉnh Đắk Lắk đã trở lại trường kể từ ngày 17/2, sau thời gian nghỉ phòng chống dịch và Tết Nguyên đán. Hiện ngành giáo dục tỉnh này đã lên kịch bản sẵn sàng cho việc học sinh học trực tuyến tại nhà, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn hiện tại.
Ngày 16/2, trên mạng xã hội cũng lan truyền văn bản giả mạo Sở GD-ĐT Tiền Giang về việc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2 khiến phụ huynh xôn xao, bởi trước đó tỉnh này đã có văn bản cho học sinh đi học trở lại kể từ ngày 17/2.
Chữ ký trên văn bản giả mạo này là ông Nguyễn Hồng Oanh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, đã nghỉ hưu từ tháng 8/2020.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Tiền Giang cho biết, đây là thông tin không đúng sự thật, đã được chỉnh sửa từ văn bản của năm 2020.
Trong khi đó, ởThái Nguyên xuất hiện văn bản giả mạo cho phép học sinh, sinh viên toàn tỉnh nghỉ học đến hết tháng 2 vì dịch bệnh Covid-19, tên người ký là ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, ông Bắc đã nghỉ hưu từ tháng 12/2020.
UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định văn bản trên là giả mạo, đã được chỉnh sửa, cắt ghép và phản ánh nội dung sai sự thật.
Còn tại Khánh Hòa, Sở GD-ĐT tỉnh này cũng phát hiện một số trang mạng xã hội lan truyền công văn cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2 là giả mạo. Thực tế, từ ngày 17/2, học sinh trên toàn tỉnh vẫn đi học bình thường.
Tình trạng này cũng xảy ra ở Lâm Đồng. Theo văn bản gốc của UBND tỉnh Lâm Đồng, học sinh tỉnh này đi học trở lại từ 17/2. Trong văn bản giả mạo, ngày đi học trở lại đã bị chỉnh sửa thành ngày 1/3.
Cơ quan công an ngay sau đó đã vào cuộc và xác định được em N.H.L (sinh năm 2005) là người làm văn bản giả mạo nói trên.
Thúy Nga
Đến hôm nay 16/2, tức mùng 5 Tết Tân Sửu, một số địa phương đã có thông báo thay đổi lịch đi học của học sinh.