Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động,Đitìmtiếngnónhận định giải mỹ đình, lãn cônglà do thiếu cơ chế đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ).Hay nói cách khác do người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ chưa tìm được “tiếngnói chung”. Một cơ chế đối thoại phù hợp chắc chắn sẽ góp phần xây dựng quan hệlao động hài hòa tại DN. Nhữngcuộc gặp gỡ giữa tổ chức công đoàn, NLĐ, NSDLĐ sẽ dần hiểu nhau hơn
Cùnglắng nghe
Xâydựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định là mong muốn của tất cả các DN. Đólà điều kiện cơ bản để DN thực hiện những kế hoạch sản xuất - kinh doanh củamình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, NSDLĐ và NLĐ đôi khi phát sinh mâuthuẫn trong việc thực hiện các chế độ tiền lương, thưởng... dẫn đến đình, lãncông gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN cũng như tình hình an ninhtrật tự.
Quathực tế công việc và sau khi tham vấn các cơ quan liên quan, Công đoàn Các khucông nghiệp (KCN) Bình Dương đã đề xuất cơ chế đối thoại song phương bao gồmđối thoại giữa công đoàn cơ sở (CĐCS) và DN, Công đoàn KCN và nhóm DN. Hoạtđộng đối thoại giữa DN và tổ chức CĐCS lâu nay chưa được nhìn nhận một cách đầyđủ, thực chất và chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí của DN và NSDLĐ. Trong khi đó,theo ông Lê Nho Lượng, Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN thì cơ chế đối thoại giữaCĐCS và DN là rất cần thiết trong hoạtđộng của DN. “Cơ chế này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cho CĐCS có thể thựchiện đầy đủ chức năng tham gia quản lý góp phần xây dựng môi trường làm việcthân thiện, hiểu biết lẫn nhau. Qua đó cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn vàtăng cường kỷ luật lao động. Đồng thời, qua cơ chế này CĐCS có thể làm tốt hơnvai trò cầu nối dung hòa mối quan hệ lao động trong DN...” - ông Lượng lý giảithêm.
Đốithoại giữa tổ chức CĐCS với NSDLĐ ở ngay tại DN cũng là cơ hội để hai bên phốihợp tốt hơn trong việc triển khai các phong trào thi đua và các hoạt động kháccủa DN như tổ chức hội nghị NLĐ hàng năm... Điều quan trọng hơn khi thực hiệncơ chế này, theo ông Lê Nho Lượng đó là CĐCS được tham gia thảo luận về kếhoạch sản xuất - kinh doanh, chính sách tiền lương. Bàn bạc thảo luận và cùngtìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh, những chế độ chính sách có liên quanđến NLĐ một cách kịp thời, không để phát sinh thành tranh chấp, bất đồng lớn.
Đạidiện DN đang hoạt động tại KCN Sóng Thần như Pungkook, Hansoll vina, Triumph,Chutex, Beautec Vina... đều bày tỏ sự đồng tình về việc duy trì một cơ chế đốithoại giữa NLĐ và NSDLĐ cũng như giữa CĐCS và NSDLĐ. Đại diện các DN cho rằng,một cơ chế đối thoại phù hợp sẽ giúp DN nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ từđó có những điều chỉnh kịp thời. Riêng đại diện CĐCS Công ty Pungkook cho biết,hoạt động đối thoại giữa CĐCS và DN tại công ty đã được thực hiện từ năm 2009 vàđến nay vẫn tiếp tục, bởi hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực gópphần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa.
Khôngchỉ là cầu nối
Vớiviệc đề xuất những cơ chế đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tham vấn thườngxuyên giữa công đoàn và DN, Công đoàn các KCN cho thấy tổ chức này không chỉđóng vai trò là cầu nối mà còn trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề còntồn tại, vướng mắc giữa NSDLĐ và NLĐ; giữa DN và CĐCS.
Bêncạnh cơ chế đối thoại giữa CĐCS và DN, Công đoàn các KCN còn thực hiện đốithoại giữa đơn vị này với nhóm DN tham gia thí điểm. Nội dung đối thoại giữahai bên chủ yếu tập trung đánh giá việc thực hiện các cơ chế đối thoại giữaCĐCS với NSDLĐ để trao đổi thông tin về tình hình quan hệ lao động trong cácKCN; mong muốn chung của NLĐ và CĐCS cũng như quan điểm giải quyết các vấn đềliên quan. Trên cơ sở những thông tin này sẽ cùng thảo luận đi đến thống nhấtchung để triển khai thực hiện. Với cơ chế này, Công đoàn các KCN sẽ đại diệncho các CĐCS thương lượng với các DN những vấn đề NLĐ đang quan tâm mà Ban chấphành các CĐCS chưa thỏa thuận được.
BàNguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)chi nhánh tại TP.HCM cho rằng, để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trongDN nhất thiết phải có những cơ chế đối thoại. Việc Công đoàn các KCN Bình Dươngđề xuất và thí điểm thực hiện những cơ chế đối thoại là một hoạt động rất thiếtthực. Bà Hà cũng đánh giá cao sáng kiến tổ chức đối thoại giữa DN và Tổ chứcCĐCS dưới sự bảo trợ của Công đoàn các KCN. “Đây là một sáng kiến tốt, hy vọngsẽ có sức lan tỏa lớn. Bởi trên thực tế nhiều DN đều mong muốn xây dựng đượcmối quan hệ lao động hài hòa nhằm góp phần ổn định sản xuất, nâng cao khả năngcạnh tranh của DN...” - bà Nguyễn Hồng Hà nhìn nhận.
Đểhoạt động đối thoại mang lại hiệu quả thiết thực, phía Công đoàn các KCN sẽthường xuyên liên hệ, hỗ trợ CĐCS và DN về việc xây dựng cơ chế đối thoại vàcác nội dung khác về xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại DN. Ông Bùi ThanhNhân, Chủ tịch Công đoàn các KCN cho biết sẽ tập huấn cho cán bộ CĐCS, cán bộquản lý tại DN nội dung và kỹ năng đối thoại tại DN; tập huấn về pháp luật,nghiệp vụ công tác và kỹ năng hoạt động công đoàn cho cán bộ CĐCS. Bên cạnh đó,Công đoàn các KCN sẽ cam kết kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các vấn đề bứcxúc của DN và NLĐ nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộtại DN.
TRÍDŨNG