Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời phỏng vấn của Báo chí saukhi kết thúc phần trả lời chất vấn tại hội trường. Tiếp tục Phiên trả lời chất vấncủa các đại biểu Quốc hội,ếptụclàmrõnhữngvấnđềcủalĩnhvựcxâydựkeobongdatv net sáng 13-11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đãlàm rõ thêm những vấn đề về quản lý thị trường bất động sản; giải pháp tháo gỡkhó khăn cho doanh nghiệp; tái cơ cấu các nhà máy ximăng; an toàn đập thủy điệnsông Tranh… Khẳng định sự an toàn của thủy điện sông Tranh 2 Trả lời chất vấn của đại biểu NgôVăn Minh (Quảng Nam) liên quan đến vấn đề an toàn Thủy điện sông Tranh 2, Bộtrưởng cho biết: Thủy điện sông Tranh 2 tuân thủ các quy trình về kiểm tra chấtlượng, từ khâu khảo sát thiết kế đã có tư vấn độc lập của Nhật Bản kiểm trakhẳng định an toàn. Sau khi đập đưa vào sử dụng cóvấn đề thấm nước, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã cùng Bộ Công Thương, chủ đầutư, nhà tư vấn tập trung để xử lý. Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã chủ động vàyêu cầu chủ đầu tư thuê tư vấn độc lập khác kiểm tra toàn diện và kết luận đậpan toàn cả về chất lượng thi công và chất lượng nền móng, có khả năng chịu đượcđộng đất với gia tốc nền 150cm2, có thể chịu đến gia tốc nền 220cm2. Những trận động đất, rung chấn ởkhu vực Bắc Trà My tuy đều nhỏ hơn mức 5,5 độ richter nhưng người dân lo lắngnên quan điểm của Chính phủ và Hội đồng ngiệm thu nhà nước là phải tập trung xửlý mọi vấn đề liên quan đến an toàn, coi đây là nhiệm vụ số 1, thực hiện yêucầu an dân. Khi dân còn lo lắng sẽ không tích nước. Hội đồng nghiệm thu Nhànước đã đề nghị Thủ tướng chưa cho tích nước đập Thủy điện sông Tranh. Chính phủ cũng đã cho phép yêucầu Viện Vật lý địa cầu, Bộ Khoa học Công nghệ mời các nhà tư vấn có kinhnghiệm trên thế giới đánh giá toàn diện về động đất và địa chất khu vực Bắc TràMy. Hiện nay, các nhà địa chất của Nga đã đến sông Tranh, sắp tới là các nhàđịa chất Ấn Độ, Nhật Bản, sẽ nghiên cứu, đánh giá toàn diện để khẳng định độngđất khu vực này không thể vượt quá 5,5 độ richter. Đồng thời, tuyên tuyền đểngười dân yên tâm. Khi đó, mới cho tích nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng thông tin thêm với Quốc hội: Chính phủ đã cử các đoàn công tác do các PhóThủ tướng dẫn đầu khảo sát trực tiếp tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2. Mặc dùthông số kỹ thuật cho thấy hiện vẫn yên tâm nhưng vẫn phải tiếp tục nghiên cứu,khẳng định tính an toàn của đập. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng phải tuyênbố rõ ràng về vấn đề này bởi người dân không quan tâm đến các con số mà chỉ lolắng việc có thể yên tâm ở lại hay phải dời đi chỗ khác ? Bộ trưởng Trịnh ĐìnhDũng khẳng định “bà con hoàn toàn yên tâm ở lại, không phải đi đâu hết!”, dùnước tràn có đến mức 161m cao trình, công trình cũng “gần như tuyệt đối antoàn.” Chỉ còn những yếu tố đặc biệt như nếu động đất cao hơn 5,5 độ rích tercần phải nghiên cứu tiếp. Mặc dù vậy, lời khẳng định của Bộtrưởng chưa khiến đại biểu Ngô Văn Minh và cả Chủ tịch Quốc hội thấy yên tâm.Trong phần phát biểu lần hai, đại biểu Ngô Văn Minh bày tỏ băn khoăn: “Yên tâmsao được khi các nhà khoa học trong nước, chưa nói đến nước ngoài vẫn còn có ýkiến khác nhau. Nhà khoa học người bảo yên tâm nhưng cũng nhiều nhà khoa họcbảo không yên tâm”. Đại biểu phản ánh, dân không thể yên tâm trước tình trạngrung lắc cả ngày. Đại biểu đề nghị phải xử lý vấn đề này để các nhà khoa học cóchung một tiếng nói. “Dân và Quốc hội không biết tin nhà khoa học nào? Nếuchẳng may sự cố vỡ đập xảy ra, ai là người đầu tiên chịu trách nhiệm?” - đạibiểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng nêu rõ: Theo chứng minh của các nhà khoa học, đến nay, có thể yên tâm cộngthêm việc chưa tích nước, chưa gây tác hại gì nên đồng bào tạm thời có thể yêntâm. Tuy nhiên, còn vấn đề động đất, hiện đã mời các nhà khoa học của các nước cókinh nghiệm tiếp tục nghiên cứu, nếu thấy rằng động đất cũng không có tác độnglớn, mới cho tích nước. Khi đó mới kết luận cuối cùng. Chính phủ đã đưa ra giảipháp quá độ, tạm thời chưa tích nước, để đồng bào ở lại và có những biện phápan toàn; các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu vấn đề động đất, rà soát tổngthể. Việc dừng hay tiếp tục công trình sẽ được quyết định khi có kết luậnnghiên cứu về động đất. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ làm rõ hơn về vấn đề nàytrong phần trả lời chất vấn ngày 14-12. Tái cấu trúc lại các doanh nghiệp của ngành xây dựng Trả lời chất vấn của đại biểuPhùng Đức Tiến (Hà Nam) về những tham mưu của Bộ Xây dựng góp phần tái cấu trúcnhanh nền kinh tế, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Tái cấu trúc có 3 trụcột, trong đó trụ cột về hạ tầng được đánh giá là một trong những yếu tố quyếtđịnh để tạo môi trường và các cơ sở vật chất phát triển kinh tế. Bộ Xây dựng đãcùng với các bộ, ngành hữu quan tham mưu những công trình hạ tầng quan trọng,trong đó có những công trình hạ tầng về giao thông, quản lý đô thị…. Hiện naynhững vấn đề này đã ra được lồng ghép vào các quy hoạch như quy hoạch của Thủđô Hà Nội, quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch các tỉnh, các địa phương… Bộ trưởng cho biết trong tái cấutrúc lại các doanh nghiệp của ngành xây dựng cần tập trung tái cấu trúc lại sảnphẩm, khuyến khích những ngành nghề chính; những ngành nghề không khuyến khíchcần có lộ trình để thoái vốn và có lộ trình để cổ phần hóa các doanh nghiệpthuộc ngành xây dựng theo yêu cầu của Chính phủ. Bộ trưởng nhấn mạnh: Bộ đặc biệtquan tâm đến việc sắp xếp, tổ chức, bố trí nhân sự; đồng thời tăng cường thanhtra, kiểm tra, giám sát để các doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định củapháp luật, đồng thời đầu tư có hiệu quả. Phân tích những nguyên nhân củatình trạng đầu tư xây dựng dàn trải như hiện nay, Bộ trưởng cho biết hiện nayđang có 54.000 công trình đang thực hiện. Theo báo các các địa phương, để ràsoát lại toàn bộ những công trình và tổng nguồn vốn phải điều chỉnh tăng lên làhơn 8 nghìn tỷ. Bộ trưởng đánh giá có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợđọng trong xây dựng, trong đó có nguyên nhân nhiều công trình chưa có vốn cũngbố trí đầu tư hoặc nguồn vốn chưa đủ nhưng cũng bố trí đầu tư để mong những nămsau tiếp tục có vốn chứ không căn cứ vào nguồn vốn cụ thể. Một nguyên nhân nữa,theo Bộ trưởng, do chất lượng công tác quy hoạch chưa tốt, đầu tư quá nhiềucông trình… Báo các với Quốc hội về hoạt độngcủa các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ quản lý, Bộ trưởng Trình Đình Dũng chobiết các công ty này cũng đang trong tình trạng khó khăn như tình trạng chunghiện nay. Bộ trưởng cho biết: Bộ đang tập trung để xử lý các vấn đề, trước mắtsẽ rà soát lại tất cả các khoản nợ để phân loại khoản nợ nào có thể xử lý được,khoản nợ nào không thể xử lý được và khoản nợ nào cần phải có thời gian mớigiải quyết được. Kết luận phần trả lời chất vấncủa Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngđánh giá: Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã trả lời cụ thể, đầy đủ các vấn đề mà đạibiểu Quốc hội chất vấn. Theo Chủ tịch Quốc hội, đánh giáchung của Quốc hội và Chính phủ, quản lý thị trường bất động sản là vấn đề lớnbởi tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản tác động xấu tới nền kinhtế, gây ra ách tắc đối với sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cảmột số lĩnh vực khác. Tình trạng này tạo ra sự tồn đọng đối với các loại vậtliệu xây dựng và một số loại vật liệu của các ngành công nghiệp, tạo nên khókhăn trong hàng loạt doanh nghiệp đầu tư trong xây dựng cũng như doanh nghiệpvật liệu xây dựng; tác động tới hệ thống mạch máu ngân hàng và gây nợ xấu rấtlớn. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cầncó nhiều giải pháp để làm ấm lên thị trường bất động sản. Trước hết là giảiquyết cân đối cung cầu; tập trung rà soát tất cả các dự án bất động sản đangtồn đọng, tồn kho căn hộ, nhà, đất bỏ hoang… để quyết định cho làm tiếp, đìnhchỉ hay dừng thi công. Cùng đó, cơ cấu lại thị trường một cách cân đối cung -cầu để có điều chỉnh cần thiết đối với quy hoạch, thiết kế các khu đô thị vàcác chủng loại thị trường nhà ở, nhà cho thuê, khu thương mại, khu công nghiệp,khu đô thị, khu chung cư. Nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Xâydựng trong quản lý ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng cần làm tốt hơnviệc rà soát Luật xây dựng, các nghị định về quản lý xây dựng, chất lượng xâydựng để có chỉnh sửa theo hướng tăng cường quản lý công tác chuyên môn về xâydựng, đảm bảo từ thiết kế tới thi công, nghiệm thu, quyết định cho công trìnhđưa vào sử dụng; rà soát đảm bảo chất lượng nhà thầu, kiểm soát để đảm bảothiết kế, thi công tốt hơn, công tác nghiệm thu chặt chẽ hơn… Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tiêucực, tham nhũng, rút ruột công trình là một nguyên nhân lớn, nghiêm trọng khôngnhững làm chất lượng công trình kém mà còn làm hư hỏng đội ngũ cán bộ. Do đó,cần tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm điểm sâu sắc. Theo TTXVN |