当前位置:首页 > Cúp C2

Nghiện tiêm filler trẻ hóa, nữ vũ công đi cấp cứu vì biến chứng nguy hiểm_lịch thi đấu u20 châu a hôm nay

Cô gái ở Quảng Ninh,ệntiêmfillertrẻhóanữvũcôngđicấpcứuvìbiếnchứngnguyhiểlịch thi đấu u20 châu a hôm nay làm nghề vũ công, thường xuyên tiêm fillerđể trẻ hóa gương mặt, tần suất vài tháng hoặc mỗi năm một lần tiêm mới hoặc "tiêm dặm". Mọi vị trí trên mặt như thái dương, trán, cằm, mũi, môi, má... đều đã được tiêm chất làm đầy.

Gần đây nhất, sau 10 ngày "tiêm dặm" filler ở má, chị thấy khối tiêm sưng to dần, nóng, đỏ, đau, đến khi khối mềm, chảy, tiết dịch lõng bõng, chị mới đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) khám. 

Ngày 31/8, thạc sĩ, bác sĩ Lưu Phương Lan, Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình của bệnh viện, cho biết bệnh nhân vào viện cách đây 2 tuần, chẩn đoán bị áp xe má, nhiễm trùng.

Bác sĩ phẫu thuật chích rạch áp xe, nhiều dịch mủ chứa chất làm đầy được lấy ra. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ đã phẫu thuật chích rạch áp xe, nhiều dịch mủ chứa chất làm đầy được nạo bỏ, lấy ra; sau đó khâu đóng hoặc tái tạo. Nệnh nhân cũng được hỗ trợ tâm lý. Quá trình điều trị kéo dài 2 tuần, bệnh nhân vừa được ra viện đầu tuần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lan, bệnh nhân vẫn có thể có di chứng thể chất hoặc tinh thần.

Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và tạo hình thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân biến chứng thẩm mỹ, đặc biệt do tiêm filler trên mông, ngực, bụng, mặt. Theo các thầy thuốc, bệnh nhân bị nhiễm trùng do quá trình tiêm filler đã vi phạm các kỹ thuật vô trùng, sử dụng sản phẩm filler không an toàn, thực hiện bởi những người không có chuyên môn y tế.

Thông thường, vi khuẩn nuôi cấy được là tụ cầu vàng, E.Coli, riêng trường hợp ca bệnh này là Klebsiella. Trong nhiễm trùng filler muộn hơn, khuẩn Mycobacteria thường được phát hiện.

Tiêm filler, chất làm đầy, là một trong những thủ thuật được thực hiện phổ biến nhất trong da liễu thẩm mỹ. Để đảm bảo an toàn khi tiêm filler làm đẹp, bác sĩ lưu ý cần sử dụng sản phẩm filler đảm bảo chất lượng, được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).

Hiện FDA đã phê duyệt nhiều loại chất làm đầy khác nhau, mỗi loại có thành phần, cách tiêm, thời gian tác dụng riêng biệt, trong đó HA (acid hyaluronic) là loại filler được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là CaHa, PLLA, PMMA... 

Người thực hiện tiêm filler cần hiểu rõ cấu trúc giải phẫu, có kiến thức chuyên môn quy trình thực hiện, đến phát hiện và xử trí biến chứng để đảm bảo mang lại kết quả thẩm mỹ an toàn tối ưu.

Trước khi tiêm, khách hàng cần được thảo luận về hiệu quả, tác dụng mong muốn, độ bền cũng như rủi ro tiềm ẩn để không bị lợi dụng hoặc lạm dụng tiêm các chất làm đầy. 

Filler là chất lạ đối với cơ thể. Các loại filler được FDA cấp phép vẫn có với tỉ lệ biến chứng thấp, phần lớn ở mức độ nhẹ như bầm tím, ban đỏ, nóng rát tại chỗ... Nếu bị lợi dụng hoặc thực hiện bởi người thiếu chuyên môn tiêm filler thì có thể gặp những biến chứng khó lường: nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, hoại tử… 

Đến địa chỉ bán xôi để tiêm filler, chàng trai phải cấp cứu ở 2 bệnh việnSau khi tiêm filler cho mũi tại địa chỉ bán bánh mì và xôi, chàng trai 21 tuổi bị đau đầu kèm nôn ói. Anh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 rồi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)

分享到: